Xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm Long Thành dài 38km

tuyến đường sắt thủ thiêm long thành 4

Xây dựng đường sắt thủ thiêm long thành là một đề xuất khá “bất ngờ” nhưng lại được kỳ vọng lớn, đem đến những thay đổi rõ rệt về sự sự đồng bộ trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Cùng Empire City tìm hiểu rõ hơn về dự án này.

1. Tại sao lại xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành vào thời điểm này?

Dự án xây dựng vốn nằm trong 9 tuyến đường sắt quy hoạch mới nằm trong hệ thống đường sắt quốc gia. Tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu và đường sắt Thủ Thiêm Long Thành thúc đẩy quá trình phát triển mô hình TOD. TP.HCM đã đề xuất mô hình TOD phát triển tích hợp đô thị với hệ thống giao thông công cộng. Chiến lược này đã rất hiệu quả ở các đô thị khác trên thế giới khi lấy hệ thống giao thông làm cơ sở cho quá trình phát triển đô thị.

tu-van-can-ho-doc-quyen
tuyến đường sắt thủ thiêm long thành 2
Mô phỏng tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành

Nó cũng trở thành hướng đi trong tư duy thiết kế kiến trúc để hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả đầu tư và giá trị sử dụng đất hỗn hợp. Mô hình này là phương án tối ưu hỗ trợ các vấn đề quan trọng như:

  • Hạn chế ùn tắc giao thông và quá trình đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động giai đoạn 1 từ năm 2025 với công suất dự kiến đạt 100 triệu hành khách/năm.
  • Đảm bảo phát triển đô thị bền vững nhờ hệ thống giao thông được đầu tư một cách đồng bộ, hiện đại.
  • Tạo điều kiện cho quá trình cải thiện điều kiện môi trường.

Bên cạnh đó, để phát huy lợi thế và tăng khả năng kết nối của hệ thống cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải, “siêu” sân bay Long Thành với TP.HCM. Đồng thời, tuyến đường sắt còn được kỳ vọng sẽ chia sẻ áp lực lưu lượng giao thông của hệ thống đường bộ. Đặc biệt là quốc lộ 51, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Chính vì thế, xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành vào thời điểm này là hoàn toàn cần thiết. Không chỉ vậy, dự án còn được kỳ vọng sẽ tăng cường phát triển mọi mặt về kinh tế – xã hội. Trong đó, bất động sản được đánh giá là lĩnh vực được hưởng lợi nhiều từ các công trình giao thông. Đồng thời đường sắt này còn mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực và lân cận.

2. TP HCM lập nhiệm vụ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Dự án tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm Long Thành đã được Ban Quản lý dự án đường sắt tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đến năm 2023 dự kiến sẽ hoàn thành.

Bộ đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo chủ đầu tư của dự án vành đai 3 tư vấn thiết kế và cập nhật quy hoạch tuyến đường sắt này. Đồng thời, TP cũng phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam và Ban Quản lý dự án đường sắt để thực hiện các thỏa thuận về hình thức, giải pháp nghiên cứu, đánh giá phân tích, từ đó, TP có cơ sở để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho tuyến đường sắt đảm bảo chất lượng và hiệu quả về các mặt kinh tế, kỹ thuật…

tuyến đường sắt thủ thiêm long thành 3
Nghiên cứu tiền khả thi về dự án tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành

Tuyến đường sắt Thủ Thiêm Long Thành được đề xuất xây dựng trong bối cảnh “siêu” sân bay Long Thành được chốt phải hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2025. Dự kiến, tuyến đường sắt có dài khoảng 38km. Trong đó, có 11,8km thuộc địa bàn của TP.HCM, chiều dài còn lại đi qua tỉnh Đồng Nai. Theo đề xuất, đường sắt được xây dựng theo khổ 1.435mm, đường đôi và chỉ hoạt động phục vụ nhu cầu của hành khách. Cả tuyến được xây dựng trên cao với 19 ga, dành riêng 13ha để xây dựng depot và được bố trí tại sân bay Long Thành.

Điểm đầu của tuyến đường xuất phát từ Thủ Thiêm và kết thúc tại sân bay. Dự kiến, sẽ có 2 ga kết nối với 4 nhà ga của cảng hàng không. Sau khi đi qua sân bay, tuyến đường sắt nhẹ di chuyển về tới depot. Theo tính toán ban đầu, tổng mức đầu tư cho dự án này dự kiến khoảng 40.500 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ đem đến những thay đổi lớn trong hệ tầng giao thông đô thị của thành phố.

3. Lưu ý gì khi xây dựng tuyến đường sắt hơn 40.000 tỷ đồng?

tuyến đường sát thủ thiêm long thành
Có những lưu ý quan trọng khi xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm Long Thành

Xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm Long thành là việc cần thiết mà bất cứ ai cũng nhận thấy. Tuy nhiên, với vai trò là một công trình trọng điểm thì cũng có những lưu ý nhất định khi triển khai thực hiện.

  • Thứ nhất, đây là tuyến đường sắt có quy mô đô thị chính vì thế, khả năng kết nối cùng các công trình khác và khả năng đón trả khách cần đặt lên hàng đầu. Bởi đây là một dự án được đầu tư với kinh phí tương đối lớn, lên đến 40.000 tỷ đồng. Vậy nên cân nhắc việc đầu tư như thế nào vào từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tiễn và đem lại kết quả tốt nhất.
  • Thứ hai, phải xem nhu cầu liên kết hoạt động giữa đường bộ và đường sắt kết nối với sân bay Long Thành, cùng các tuyến đường sắt khác đang nằm trong chủ trương xây dựng để từ đó, tính toán chi phí đầu tư hợp lý. Kết nối đồng bộ không chỉ đem đến những thuận tiện cho người dân sử dụng mà còn tối ưu chi phí đầu cơ vào cơ sở hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, nên cân nhắc phương án kết hợp tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành với tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa. Sự kết hợp giữa hai dự án quan trọng này sẽ tối ưu các điểm dừng đón/ trả khách và bãi gửi xe nằm trong khu nội thành ở ga Thủ Thiêm. Từ đó, đem đến sự tiện lợi cho người dân khi di chuyển, tăng cường sự hiện đại và chuyên nghiệp khi vận hành hệ thống giao thông đô thị.

4. Dự kiến lộ trình xây dựng và hoàn thành tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành

Đây là dự án được đánh giá là tiến hành cấp bách và có phần “bất ngờ” để đồng bộ với dự án “siêu” sân bay dự kiến đi vào hoạt động năm 2025. Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, vào tháng 10-2021 Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch hệ thống đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ Thiêm – Long Thành là dự án đường sắt nhẹ với lộ trình đầu tư dài hạn trong giai đoạn đến năm 2030.

tuyến đường sắt thủ thiêm long thành 4
Lộ trình xây dựng và hoàn thành tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, để chủ động trong quá trình kêu gọi đầu tư thực hiện tuyến đường sắt Thủ Thiêm Long Thành, nhanh chóng triển khai và đưa vào vận hành, kịp với thời gian khai thác hoạt động của sân bay Long Thành vào năm 2025. UBND tỉnh Đồng Nai, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chấp thuận chỉ định UBND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện dự án. Với chủ trương này, không chỉ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành mà còn tối ưu hiệu quả và nguồn chi phí đầu tư.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai nhanh chóng thực hiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tỉnh cũng phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành và địa phương để triển khai dự án dự án một cách hiệu quả. Có thể thấy rằng, tuyến đường sắt Thủ Thiêm Long Thành khi đi vào hoạt động sẽ đem đến tích cực của mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Người dân sinh sống tại Long Thành, Thủ Thiêm nói chung, Empire City nói riêng và các khu vực lân cận đều được hưởng lợi ích từ dự án này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *