Chủ trương ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng cùng với khu vực xung quanh Công viên Bến Bạch Đằng không chỉ mở rộng không gian đô thị về phía sông Sài Gòn, tăng thêm diện tích sinh hoạt công cộng mà mục tiêu xa hơn chính là kết nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Chủ trương ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng

UBND TP HCM phê duyệt chủ trương quy hoạch đường Tôn Đức Thắng dọc bến Bạch Đằng, quận 1. Theo đó, tuyến đường này sẽ được ngầm hóa, chuyển xuống mặt đất cùng bãi xe ngầm, còn không gian phía trên mặt đường sử dụng để dành cho người đi bộ. Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch lại không gian ngầm khu trung tâm thành phố (930ha) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng đang được Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố tổ chức.

Đại lộ Tôn Đức Thắng là 1 trong 5 đường lớn và tồn tại lâu đời nhất ở Sài Gòn. Tuyến đường nằm ở trung tâm quận 1, dài khoảng 2km, điểm đầu của tuyến giao với Lê Duẩn, sau đó chạy qua khu Ba Son rồi uốn chạy dọc theo công viên bến Bạch Đằng ven sông Sài Gòn cho đến điểm cuối kết thúc ở cầu Khánh Hội.
Trục đường Tôn Đức Thắng kết nối trực tiếp phố đi bộ Nguyễn Huệ cùng với công trường Mê Linh sang đến bến Bạch Đằng. Đây cũng là một trong tuyến đường chính kết nối khu trung tâm thành phố với quận 4 và Nam Sài Gòn.
Mục tiêu của việc quy hoạch ngầm hóa tuyến đường này nhằm hạn chế vấn đề tăng dân số và tập trung ở khu vực, thay vào đó tập trung việc phát triển cao tầng cùng với việc kêu gọi đầu tư vào dọc bờ sông Sài Gòn.
Vì sao nên ngầm hóa trục đường Tôn Đức Thắng?

Điểm tích cực của việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng chính là có phân khu rõ ràng đối với khu văn hóa – lịch sử và khu biệt thự bảo tồn. Quy hoạch này tạo nên nét đặc trưng cho thành phố với quy mô dân số chỉ khoảng 273.000 người. Ngầm hóa tuyến đường này còn tạo nên diện mạo, cảnh quan mới cho thành phố theo hướng hiện đại.
Bên cạnh đó, nếu ngầm hóa tuyến đường sẽ có thêm không gian công cộng. Sau khi thực hiện, tuyến đường này sẽ có 2 làn xe cho mỗi hướng đi cùng với đó là các bãi đỗ ngầm cách công trường Mê Linh với khoảng cách 100m về hướng phía đường Ngô Văn Năm.
Trong đó, Công trường Mê Linh sẽ thiết kế vườn trũng ngầm nằm ở giữa và được kết nối trực tiếp với bãi đỗ xe. Trong quy hoạch này, công trường cũng được bố trí các quán cafe, nhà hàng và các cửa hàng bán lẻ… Còn phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ trở thành trung tâm thương mại tầng ngầm đầu tiên có 2 hoặc 3 tầng hầm đáp ứng nhu cầu giữ xe.
Bên cạnh đó, giữa Công trường Mê Linh và sông Sài Gòn sẽ được xây dựng thêm 3 trạm xe buýt, trạm LRT (trạm này có thể được xây và hoạt động bên dưới lòng đất) và trạm taxi thủy. Có thể thấy rằng, Quy hoạch này đảm bảo việc kết nối giao thông cho người đi bộ giữa các trạm này với vườn trũng.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM cũng giải thích rằng, Chủ trương ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng vẫn đảm bảo việc di chuyển đi lại giữa các khu vực nhưng vẫn có thể sử dụng mặt đường bên trên để mở rộng không gian công cộng và công viên, mảng xanh dọc bờ sông đáp ứng các nhu cầu về giải trí, vui chơi của người dân thành phố.
Kế hoạch ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng như thế nào?

Chủ trương ngầm hóa tuyến đường Tôn Đức Thắng được đề cập từ năm 2012 và đến năm 2022 đã được phê duyệt.
Theo quy hoạch, khu công viên Bến Bạch Đằng đoạn giáp với đường Nguyễn Hữu Cảnh và sông Sài Gòn với tổng diện tích là 11,96 ha sẽ dành mặt đất của đường Tôn Đức Thắng tạo không gian cho đi bộ và xe điện.
Theo kế hoạch ngầm hóa, đường Tôn Đức Thắng Đường sẽ có quy hoạch 2 làn xe cho mỗi hướng đi. Kết cấu ngầm đường được thiết kế bao gồm tầng hầm 1 sử dụng làm bãi đậu xe công cộng và lối ra/vào. Trong khi đó, tầng hai với bãi đậu xe công cộng và đường ngầm Tôn Đức Thắng. Sẽ có hai làn riêng biệt đối với các lối ra vào của bãi gửi xe xuống đường ngầm Tôn Đức Thắng. Bãi đỗ xe này có khả năng chứa tới 300 xe ô tô và có thể tận dụng một phần cho việc chứa xe hai bánh trong các trường hợp cần thiết.
Đoạn công viên Bạch Đằng và công trường Mê Linh sẽ được quy hoạch như đã nói ở trên. Vườn trũng được thiết kế kết nối trực tiếp với bãi đậu xe ngầm ở phía dưới đường Tôn Đức Thắng. Cùng với đó, vườn trũng cũng phải được tính toán để bảo đảm kết nối với những tòa nhà xung quanh khác trong tương lai. Phía trên của Công trường Mê Linh sẽ tạo nên không gian công cộng thoải mái và mát mẻ cho người dân và du khách.
Các công trình văn hóa – lịch sử và không gian biệt thự xung quanh khu vực này sẽ được bảo tồn, tạo nét đặc trưng kiến trúc cho TP. Cùng với đó, không gian ngầm quy hoạch định hình khá rõ nét với dự kiến bốn tầng ngầm ở khu vực công viên 23-9, kết nối với ga metro trung tâm và xây dựng các lối đi bộ kết nối các không gian ngầm trong khu vực.