Dự án nhà hát thủ thiêm 1500 tỷ hiện nay như thế nào?

Dự án nhà hát thủ thiêm 1500 tỷ hiện nay như thế nào?

Vào năm 2018 dự án nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ đã được HĐND TPHCM thông qua. Nó đã tạo nên những thông tin gây xôn xao thị trường BĐS và người dân cả nước. Vào tháng 10/2018, dự án nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ đã làm dậy sóng cộng đồng. Trong thời gian gần đây hình ảnh phối cảnh về công trình đã được lan tỏa rộng hơn.

Dự án nhà hát Nhạc, Giao hưởng và Vũ kịch sẽ được xây dựng tại khu chức năng 1 của đô thị Thủ Thiêm. Tổng diện tích để xây dựng nhà hát ở khoảng 20354m2 và 10324m2 là công viên cây xanh. Nhà hát Thủ Thiêm sẽ được xây dựng cao tối đa là 48m, trong đó khu vực biểu diễn gồm 1 khán phòng 500 chỗ và 1 khán phòng 1.200 chỗ.

Tu van can ho Empire City

Nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ được HĐND TP HCM thông qua

HĐND TPHCM đã chính thức thông qua dự án nhà hát Thủ Thiêm
HĐND TPHCM đã chính thức thông qua dự án nhà hát Thủ Thiêm

Vào tháng 10/2018, tại kỳ họp HĐND TPHCM đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà hát Thủ Thiêm. Tuy nhiên quyết định ấy ngay lập tức gây xôn xao vì những sai phạm trong triển khai khu đô thị Thủ Thiêm vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Sau gần 2 năm tạm gác lại dự án thì giờ đây công trình văn hóa này lại bắt đầu khởi động trở lại.

Theo UBND TPHCM yêu cầu, công trình này phải mang tính biểu tượng đặc trưng riêng của thành phố để thu hút khách du lịch đến. Không chỉ vậy, công trình này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tổ chức được các sự kiện, chương trình âm nhạc đẳng cấp quốc tế.

Lý do mà nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ được xây dựng là do TPHCM là thành phố hiện đại, văn minh. Nơi đây không chỉ là đầu mối giao lưu về khoa học, kinh tế mà còn là giá trị văn hóa xã hội nên rất cần công trình văn hóa xứng tầm.

Ngoài ra, xây dựng nhà hát còn giúp đáp ứng và nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho người dân và du khách. Dự án này còn góp phần nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân thành phố trong bối cảnh hội nhập với quốc tế.

TPHCM kỳ vọng dự án này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, đẩy mạnh phát triển và quản lý tốt các hoạt động văn hóa theo hướng giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị tinh thần.

Tuy nhiên, cần phải chọn thiết kế độc đáo cho nhà hát, thiết kế phải đạt chuẩn quốc tế, có khu cây xanh liền kề. Vì có như vậy mới xứng tầm là nơi hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân. Đồng thời nơi đầy cũng sẽ là địa điểm thật độc đáo để thu hút khách du lịch quốc tế.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng cần chọn những nhà thầu có năng lực để tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát này.

Đề xuất tăng vốn đầu tư nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ

Chủ đầu tư vừa ra đề xuất tăng vốn đầu tư cho dự án nhà hát Thủ Thiêm
Chủ đầu tư vừa ra đề xuất tăng vốn đầu tư cho dự án nhà hát Thủ Thiêm

Vừa qua, trong báo cáo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm được gửi về UBND thành phố ngày 14/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP HCM có đề cập đến đề xuất tăng vốn đầu tư.

Theo đó, nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại Thủ Thiêm được đề xuất tăng vốn đầu tư cao hơn. Cụ thể, vốn sẽ tăng từ mức hơn 1.508 tỷ đồng lên gần 2.000 tỷ đồng và thời gian hoàn thành sẽ muộn hơn 2 năm.

Sau khi làm việc với các sở ngành liên quan, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP HCM đã đề xuất với UBND thành phố tăng tổng mức đầu tư lên 1.988 tỷ đồng. Cùng với đó là điều chỉnh thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2018-2024. Theo như kế hoạch trước đó thì công trình dự kiến khởi công và hoàn thành trong năm 2021-2022.

Ngoài ra, cơ quan này cũng kiến nghị với UBND TPHCM báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ xem xét và chấp thuận. Sau đó, họ sẽ chọn phương án thiết kế để chủ đầu tư nhanh chóng tiến hành triển lãm các phương án đoạt giải. Cuối cùng là lấy ý kiến của chuyên gia và triển khai các bước tiếp theo của dự án.

Dự án nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ nằm ở khu chức năng số 1 tại đô thị mới Thủ Thiêm. Cụ thể, nhà hát sẽ được đặt tại góc cầu Thủ Thiêm 2, hướng từ quận 1 qua Thủ Thiêm. Nó kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ thông qua cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn.

Ngoài nhà hát, nơi đây còn góp mặt thêm các công trình quan trọng như: Bảo tàng, trung tâm hội nghị triển lãm, quảng trường trung tâm, trung tâm triển lãm quy hoạch, khu phức hợp tháp quan sát và căn hộ Empire City, …
Theo UBND TPHCM, xây dựng nhà hát giao hưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế là việc làm thật sự cần thiết và cấp bách. Vì đây chính là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, là điểm nhấn nghệ thuật và kiến trúc của thành phố.

Vì sao nhà hát Thủ Thiêm vẫn chưa được thực hiện?

Do có nhiều người dân không đồng tình nên đến nay dự án vẫn chưa thực hiện được
Do có nhiều người dân không đồng tình nên đến nay dự án vẫn chưa thực hiện được

Dự án nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm gồm 2 khán phòng. Trong đó có một khán phòng nhỏ có sức chứa 500 chỗ ngồi và một khán phòng lớn với sức chứa 1500 chỗ ngồi.

Ngay khi HĐND TPHCM thông qua, dự án này đã xuất nhiều rất nhiều ý kiến trái chiều và có rất nhiều người phản đối. Điển hình, một người dân sống tại phường Phú Nhuận cho biết: “Với tư cách là một công dân của thành phố, tôi cho rằng TPHCM nên ưu tiên những công trình thiết thực dành cho người dân trước. Như tình trạng hiện nay cho thấy, bệnh viện đã quá tải, trường học cho các cháu cũng chưa đủ, đường xa thì thường xuyên kẹt xe và ngập nước,… Thì việc xây dựng nhà hát to đẹp, đạt chuẩn quốc tế sẽ không có ý nghĩa gì”.

Ngoài ra, PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Quốc tế Việt Nam học cũng cho rằng: “Nếu như dự án nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ không nhận được sự đồng tình của phần lớn người dân thì chính quyền thành phố nên dùng lại”.

Ông Hùng cũng phân tích thêm, nếu có nhiều ý kiến phản hồi thì rõ ràng dự án này chưa tạo được sự đồng thuận cao từ nhân dân. Việc cần làm ngay lúc này là chính quyền thành phố nên dừng dự án lại để tìm hiểu nguyên nhân người dân chưa đồng tình.

Trong khí đó, chuyên gia quy hoạch KTS Ngô Viết Nam Sơn băn khoăn liệu rằng quyết định này từ HĐND đưa ra có phải quá vội vàng. Ông Sơn đặt vấn đề: “Hiện tại thành phố đang thiếu hụt ngân sách thì việc chi 1500 tỷ đầu tư vào nhà hát là vấn đề cần thận trọng. Trong danh sách tất cả các công trình ưu tiên xây dựng thì nhà hát có thực sự xứng đáng để đứng ở vị trí dẫn đầu hay không”.

Theo NSƯT Kim Tử Long phân tích, tại TPHCM có 4 nhà hát là Hòa Bình, Trần Hữu Trang, Nhà hát lớn và Bến Thành. Trong đó có Nhà hát lớn đã đạt đẳng cấp quốc tế nhờ ánh sáng, hệ thống âm thanh đủ sức để tổ chức các hoạt động nghệ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, thực tế Nhà hát lớn vẫn chưa sử dụng hết công năng, hệ thống ánh sáng vẫn chưa sáng đèn hằng đêm do giá thuê quá cao so với năng lực tài chính của đoàn biểu diễn.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Nhà hát lớn thành phố được xây từ thời Pháp thuộc nhưng đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và văn hóa. Việc chính quyền TPHCM đề xuất xây dựng nhà hát Thủ Thiêm 1500 tỷ mang tầm quốc tế có thể xem đấy là giấc mơ lớn. Nhưng giấc mơ cần phải có tính thuyết phục và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *