Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm là một trong các dự án quan trọng với mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nó sẽ trở thành biểu tượng của sự trường tồn và là minh chứng cho sự phát triển của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cùng khám phá về quảng trường trung tâm trong bài viết dưới đây của Empire City.
1. Tổng quan về quảng trường trung tâm Thủ Thiêm

Từ sau khi thống nhất đất nước cho đến nay, TP.HCM chưa có công trình mang tầm cỡ thành phố, có ý nghĩa về mặt chính trị hay công trình văn hóa gắn liền với sự phát triển của thành phố. Vì thế, Quảng trường trung tâm được xây dựng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm phục vụ để tổ chức các sự kiện chính trị lớn, giao lưu văn hóa của thành phố. Ngoài ra, quảng trường cũng được sử dụng cho các hoạt động giải trí thường nhật của người dân thành phố và du khách đến tham quan.

Cụ thể có các loại hình hoạt động như:
- Các lễ hội, sự kiện lớn chính trị, văn hóa của thành phố
- Diễu binh, diễu hành và Chào mừng
- Trung tâm Thông tin Quy hoạch
- Triển lãm Nghệ thuật / Chợ Làng nghề Mỹ nghệ
- Các Khu Gian hàng có mái che phục vụ hoạt động thương mại
- Khu dạo chơi rộng lớn cho người đi bộ
- Các hoạt động ăn uống ngoài trời
…
Quảng trường trung tâm có tổng diện tích là 20,72ha, chiều dài khoảng 700m còn chiều rộng từ 80 – 200m tùy từng vị trí. Tổng vốn đầu tư xây dựng quảng trường ước tính gần 2.000 tỷ đồng.

Công trình cũng tạo nên một diện mạo mới của TP.HCM trong thế kỷ 21 gắn liền với hình ảnh một thành phố kinh tế năng động bậc nhất nước ta, một trung tâm văn hóa kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Với vị trí và ý nghĩa quan trọng, TP.HCM đã đề xuất đặt tên cho quảng trường trung tâm Thủ Thiêm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quảng trường Hồ Chí Minh” – thể hiện tình cảm của Đảng bộ, nhân dân đối với bác, đồng thời mang tính giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh, bảo vệ và xây dựng nước nhà.
Theo đề xuất của thành phố, quảng trường trung tâm sẽ có các hạng mục mang dấu ấn, tưởng niệm về Bác. Bao gồm: Cột cờ Tổ quốc, Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ. Đồng thời, cột cờ Tổ quốc sẽ là biểu tượng chính và quan trọng nhất đặt tại vị trung tâm của quảng trường.
Điểm nhấn của công trình hoành tráng này chính là cầu bộ hành ở phía trước quảng trường, có chiều dài 360m bắc qua sông Sài Gòn. Cây cầu kết nối Quảng trường trung tâm với quận 1 tại công trường Mê Linh. Ngoài ra, phía trước quảng trường xây dựng một bến phà nhỏ và bến taxi thủy, bố trí dọc dòng sông Sài Gòn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu di chuyển của người dân. Theo tiến độ, sau khi hoàn thành Cầu Thủ Thiêm 2, thành phố tập trung vào dự án quảng trường trung tâm Thủ Thiêm, trước tiên là công tác hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiến hành khởi công xây dựng.
2. Quảng trường trung tâm với sức chứa khủng

Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm là một công trình sinh hoạt cộng đồng, có không gian rộng lớn với sức chứa khủng lên đến nửa triệu người. Quảng trường được phân chia rõ ràng thành các khu vực tổ chức hoạt động chính trị, văn hóa và hoạt động thường nhật của người dân. Quảng trường có một dải nền đa năng xuyên suốt từ khu A đến khu C nhằm phục vụ cho các cuộc duyệt binh, diễu hành của thành phố.
Chính vì thế, toàn bộ quảng trường có sức chứa khoảng 268.000 người cho các hoạt động về lễ hội chính trị và khoảng 500.000 người cho hoạt động về lễ hội văn hóa. Quảng trường trung tâm được xây dựng kết hợp với công viên bờ sông Thủ Thiêm. Chính vì thế, diện tích khu vực bãi đỗ xe được chú trọng hơn nhằm phục vụ tốt cho các sự kiện lớn và các dịp lễ. Theo quy hoạch, bãi đậu xe có sức chứa gần 2.700 ôtô cùng lúc. Đa số các bãi đậu xe được bố trí ở 4 tầng ngầm nằm trong khu vực quảng trường trung tâm.

Sau hơn 300 năm hình thành, Sài Gòn chưa có quảng trường thành phố nào đúng nghĩa và xứng tầm với vị thế, mà chỉ có những khoảng không gian nhất định nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các ô phố và các công trình công cộng vẫn được gọi là quảng trường như Mê Linh, 30-4, Quách Thị Trang,,… TP.HCM vô cùng thiếu công trình công cộng dành cho người dân, đặc biệt là các không gian có quy mô lớn cho các sự kiện trọng đại. Vì thế, sự xuất hiện của quảng trường Trung tâm sẽ làm thay đổi diện mạo thành phố.
Bên cạnh đó, quảng trường cũng đem đến rất nhiều tiện ích khác như không gian sống xanh của thành phố, dễ dàng với các công trình quan trọng: cung thiếu nhi, công viên thể thao, công viên bờ sông… Đây là sự tiện lợi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao lưu, giải trí, hoạt động văn hóa,… của người dân thành phố.
Có thể thấy rằng, quảng trường trung tâm Thủ Thiêm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thành phố và đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân. Hứa hẹn rằng, đây là công trình xứng tầm với thành phố đầu tàu của cả nước, mang đến sự bùng nổ, đột phá trong hoạt động phát triển.