Cận cảnh thiết kế hình lá dừa nước của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn mang đến nhiều lợi ích đối với người dân Thủ Thiêm

Phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn nối liền giữa quận 1 và Thủ Thiêm vừa được Thường trực UBND TPHCM đưa ra kết luận chính xác nhất.

Trước đó Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM đã chọn ra phương án thiết kế cầu đi bộ có cấu trúc hình lá dừa nước của Liên danh Chodai Takashi Niwa Architects và Chodai Kiso Jiban Việt Nam. Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn nối quận 1 và quận 2 có vị trí đắc địa, thiết kế độc đáo sẽ mang đến cho người dân ở khu vực Thủ Thiêm những lợi ích to lớn.

Tu van can ho Empire City

1. Tổng quan về dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Để hiểu rõ hơn về dự án độc đáo này, bạn hãy tham khảo một số thông tin cơ bản mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây.

1.1 Vị trí xây dựng

Cầu đi bộ Thủ Thiêm được đặt tại công viên Bạch Đằng và công viên bờ sông khu A
Cầu đi bộ Thủ Thiêm được đặt tại công viên Bạch Đằng và công viên bờ sông khu A

Cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn hay còn gọi là cầu đi bộ Thủ Thiêm nằm giữa hầm vượt sông Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm 2, nối giữa khu vực trung tâm với khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ở phía quận 1, phần chân cầu sẽ nằm trong khu vực của công viên cảng Bạch Đằng gần phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, chân cầu sẽ được đặt tại công viên bờ sông khu A, ở phía nam quảng trường trung tâm.

Chức năng chính của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn là phục vụ nhu cầu đi lại, thưởng ngoạn, ngắm cảnh hay tổ chức lễ hội. Dự án này có chiều dài hơn 500m, dự đoán nó sẽ là điểm nhánh chính của thành phố trong tương lai.

1.2 Chủ đầu tư

Thông qua hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), công ty địa ốc Đại Quang Minh đã được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương chọn làm chủ đầu tư dự án.

Hiện tại phía công ty cũng đã lên kế hoạch để mời các đơn vị tư vấn quốc tế để thiết kế và xây dựng cầu. Đồng thời họ cũng sẽ nghiên cứu đề xuất phương án kiến trúc để trình lên UBND thành phố xem xét và quyết định.

Địa ốc Đại Quang Minh là một trong những nhà đầu tư phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và bất động sản khá nổi tiếng ở Việt Nam. Một số lĩnh vực mà họ đang kinh doanh gồm: đầu tư kinh doanh thương mại và dịch vụ, đầu tư phát triển bất động sản nhà ở, kinh doanh dịch vụ và dịch vụ lưu trú, đầu tư và phát triển khu công nghiệp,…

1.3 Mục đích xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cầu đi bộ Thủ Thiêm là nơi để cho cư dân thưởng ngoạn cảnh đẹp của thành phố
Cầu đi bộ Thủ Thiêm là nơi để cho cư dân thưởng ngoạn cảnh đẹp của thành phố

Hiện nay, cầu đi bộ Thủ Thiêm là một trong những điểm nhấn kiến trúc cảnh quan phù hợp với xu hướng khu đô thị xanh, thông minh và có giá trị bền vững. Dự án này mang đến nhiều ý nghĩa về hạ tầng khi mang đến một không gian đi bộ, giúp cư dân có thể thưởng thức vẻ đẹp của thành phố. Đồng thời nó còn giúp cho khu vực quận 2 phát triển vượt bậc về văn hóa, kinh tế và xã hội.

Việc xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sẽ mang đến nhiều lợi ích không ngờ cho thị trường bất động sản. Ngoài ra, khu đô thị Thủ Thiêm dự kiếm sẽ có tổng cộng là 5 cây cầu, hầm vượt sông Sài Gòn sẽ kết nối với các khu vực khác trong thành phố.

Ngoài hầm vượt sông Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm 1, nơi đây sẽ có thêm cầu Thủ Thiêm 3 nối liền quận 2 với quận 4, cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 với quận 7 và đang trong giai đoạn triển khai là cầu đi bộ Thủ Thiêm.

2. Phương án thiết kế cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sẽ có hình lá dừa nước

UBND TPHCM đã thống nhất phương án thiết kế kiến trúc của cầu đi bộ Thủ Thiêm sẽ có hình lá dừa nước. Theo đó, UBND thành phố lưu ý phần lan can cầu phải đảm bảo yếu tố an toàn, mỹ thuật và chọn màu sắc chủ đạo khác với màu trắng.

Trong quá trình vận hành, cầu đi bộ này chỉ dành riêng cho người đi bộ và các phương tiện đi lại của người khuyết tật. Không cho phép các phương tiện giao thông khác hay các hình thức buôn bán, kinh doanh hoạt động trên cầu. Ngoài ra, việc thi công, xây dựng và lắp đặt cầu phải đồng bộ với quy hoạch khu vực, không chia thành nhiều giai đoạn.

Cấu trúc hình lá dừa nước được xem là biểu tượng của miền nam, đây là thiết kế được Hội đồng đánh giá xếp hạng thống nhất kết quả đạt điểm số cao nhất. 

Mới đây, liên danh Chodai Kiso Jiban Việt Nam và Chodai Takashi Niwa Architects đã góp ý vào phương án cập nhật để điều chỉnh thiết kế kiến trúc của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Trong đó, liên danh này đề xuất lối đi bộ sẽ dọc theo sông Sài Gòn, bắt đầu từ nhà ga Ba Son kéo dài đến cầu Khánh Hội. Với phần mái che có kết cấu hình chiếc lá nhỏ để người đi bộ có thể tiếp cận với bờ sông và cũng để kết nối với các bộ phận của cầu.

Đồng thời, họ còn đề xuất đèn giao thông hoặc cầu vượt đi bộ qua đường sẽ kết nối công viên hiện tại với đường Tôn Đức Thắng ở đối diện. Còn bãi đậu xe sẽ đặt tại vị trí ga tàu cao tốc và ở phía khu đô thị mới Thủ Thiêm.

3. Tiện ích của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cầu đi bộ Thủ Thiêm sẽ có những hoạt động ban ngày và về đêm hấp dẫn
Cầu đi bộ Thủ Thiêm sẽ có những hoạt động ban ngày và về đêm hấp dẫn

Màu trắng sẽ được sử dụng như phương án ban đầu để nhấn mạnh tính biểu tượng cho cầu đi bộ. Nhờ đó, nó sẽ tạo sức hút cho cư dân dưới ánh nắng mặt trời, còn vào ban đêm chính màu trắng sẽ là nền chuẩn nhất cho việc chiếu sáng nghệ thuật.

Về hoạt động, liên danh có đề xuất thêm các hoạt động vào ban ngày như: Lễ hội âm nhạc, các sự kiện đặc biệt, nghệ thuật công cộng, Yoga,… và hoạt động về ban đêm như: Màn hình chiếu sáng về đêm, rạp chiếu bóng ngoài trời, trình chiếu sáng 3D, nhạc nước,…

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn chủ yếu được sử dụng để đi bộ và có cả phân làn dành cho người đi xe đạp. Nhờ vậy, người đi bộ, trẻ em, người khuyết tật, người lớn tuổi và người đi xe đạp có thể dễ dàng di chuyển. Tại đây, có thể kết hợp thang máy, băng chuyền, ram dốc,.. để người khuyết tật, người lớn tuổi và phụ nữ có thai thuận tiện hơn khi di chuyển trên cầu.

4. Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cầu đi bộ có tổng chiều dài là 360m với thiết kế chữ S tượng trưng đất nước Việt Nam
Cầu đi bộ có tổng chiều dài là 360m với thiết kế chữ S tượng trưng đất nước Việt Nam

Dự án cầu đi bộ này được quy hoặc nằm giữa hầm Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 2. Phần chân cầu ở quận 1 sẽ nằm tại công viên cảng Bạch Đằng, chân cầu quận 2 sẽ đặt tại công viên bờ sông và ngoài ranh khu A của quảng trường trung tâm KĐT Thủ Thiêm.

Là thiết kế cầu cho người đi bộ nhưng sẽ vẫn có phân làn dành cho xe đạp, có thể sử dụng kết hợp thang máy, băng chuyền,… Ngoài ra, cầu sẽ trang bị các công nghệ mới, hiện đại để đảm bảo phục vụ được cho cả xe cứu nạn di chuyển. Tại 2 điểm đầu cầu sẽ được bố trí khu vực đậu xe và có các công trình để hỗ trợ phục vụ khách.

Cầu đi bộ Thủ Thiêm sẽ được thiết kế băng sông Sài Gòn theo hình dáng 2 cánh tay dang ra tượng trưng cho chào đón. Với tổng chiều dài là 360, được thiết kế hình chữ S cách điệu tượng trưng cho đất nước Việt Nam. Con đường đi bộ sẽ uốn lượn như dòng sông Sài Gòn, có cả phần trụ tháp nghiêng để tạo ra góc nhìn mở, cách điệu từ hình ảnh của cây tre.

Nhờ dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn đã góp phần đưa Thủ Thiêm hiện nay trở thành khu đô thị sáng tạo của quận 2, nó thu hút sự đầu tư mạnh mẽ nhằm để phát triển và hoàn thiện hạ tầng. Vì vậy việc bạn chọn đầu tư và sinh sống tại các căn hộ Thủ Thiêm như Empire City ở thời điểm hiện nay là quyết định rất khôn ngoan và sáng suốt.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *