Đình An Khánh vốn tồn tại lâu đời và được xem như biểu tượng của vùng đất này. Trải qua thời kỳ chiến tranh oanh tạc sau đó là những đổi mới trong quá trình phát triển của vùng đất này, đình vẫn tiếp tục tồn tại, được bảo tồn và gia tăng đặc trưng.
1. Lịch sử hình thành đình An Khánh

Đình An Khánh được thành lập từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 (cụ thể từ năm 1679 đến năm 1725) và trở thành một trong ba ngôi đình chính nằm ở vùng đất Thủ Thiêm. Đó là các đình các đình Thủ Thiêm, An Lợi Đông và An Khánh.

Ngôi đình gắn liền với quá trình lập nghiệp và xây dựng lãnh thổ của người dân Việt phía Bắc khi di cư vào vùng đất này. Chính vì thế, nó có sự khác biệt về kiến trúc so với những ngôi đình của người Hoa, người Khơ – me. Trước đó, năm 1980, đình đã được trùng tu một lần để tránh bị ngập do vùng đất Thủ Thiêm khá trũng.
Đình An Khánh không có sắc thần do vua phong như những ngôi đình khác. Tuy nhiên, trong đình còn giữ lại những dấu ấn quan trọng cho thấy giá trị quan trọng của ngôi đình lịch sử. Đó là một mảnh lụa có thêu các chữ nho: Bình Dương huyện, Gia Định tỉnh, Tân Bình phủ, Bình Trị tổng, An Lợi xã, Trần Thống quân Hà Quảng Thống sư, danh lộc tri thủy bộ chi thần, trước sắc Bổn cảnh Thần hoàng (Nghĩa của những chữ nho này là: Vị thần họ Trần, thống soái đạo quân Hà – Quảng, chỉ huy cơ doanh Lộc tri thủy bộ xã An Lợi, tổng Bình Trị Trung, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định được sắc vua ban cho tước vị Thần hoàng bổn cảnh).
2. Vị trí của đình An Khánh

Trước đây, ngôi đình nằm ở ngay cạnh sông Sài Gòn, bên bến phà Thủ Thiêm với diện tích khoảng 787m2. Chính xác, đình tọa lạc tại lạc tại Tổ 2, Khu phố 1, phường An Khánh, TP Thủ Đức. Ngôi đình được xây dựng với lối kiến trúc đặc trưng của đời Nguyễn – tao nhã, lịch sự. Trải qua nhiều thế kỷ, chịu sự oanh tạc của thời gian, đặc biệt là chiến tranh, đình vẫn giữ nguyên vẹn và ngăn nắp gạch ngói, cấu kiện cùng các đồ linh khí.
Giờ đây, khi có phương án di dời và phục dựng, ngôi đình An Khánh chuyển sang vị trí mới nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, kế bên khu đình cũ. Cụ thể, đình tọa lạc sát đường Lương Định Của, ngay cạnh công trình Trung tâm Triển lãm quy hoạch kiến trúc TP.HCM với hướng nhìn thẳng về phía bờ sông Sài Gòn. Diện tích sau khi phục dựng có sự thay đổi nhất định. Trong đó, diện tích đình chính mới 381.43m2, diện tích các công trình phụ trợ khoảng 200m2, diện tích cây xanh – cảnh quan 684 m2.
3. Giá trị lịch sử

Là một trong những ngôi đình cổ kính và lâu đời nhất của khu vực, đình An Khánh giữ gìn những giá trị lịch sử gắn liền với tâm linh, văn hóa, con người sinh sống và sự phát triển của đất nước.
Đầu tiên, Đình An khánh là sự khác biệt về mặt kiến trúc khi được người Việt từ phương Bắc vào đây xây dựng, hình thành. Những ngôi đình chính là dấu hiệu nhận diện thôn làng người Việt an cư lập nghiệp so với các khu dân cư của người Hoa hay người Khơ me.
Bên cạnh đó, ngôi đình còn mang những giá trị lịch sự của triều Nguyễn – triều đại có công trong việc mở rộng lãnh thổ đất nước ta thời phong kiến. Điều này được thể hiện rõ ràng qua lối kiến trúc tao nhã cùng với những hiện vật còn sót lại cho đến bây giờ. Ngôi đình thờ thành hoàng là Hà Quãng Thống. Năm 1852, triều từng sắc phong Thành Hoàng là Quãng hậu chánh trực hữu thiện đôn trung để nhân dân phụng thờ. Ngoài ra, đình còn có lăng mộ của Trần Thống Quân cùng với phu nhân.
Ngôi đình cũng gắn liền với quá trình phát triển của đất nước, trải qua chiến tranh loạn lạc. Từng song hành cùng hai ngôi đình khác tại khu vực, nhưng đến nay, đình An Khánh vẫn tồn tại và được nhân dân thờ phụng. Trong khi đó, hai ngôi đình còn lại đã từng bị giặc xâm lược san phẳng. Vì thế, đình An Khánh được xem như biểu tượng của vùng đất Thủ Thiêm.
4. Phương án việc phục dựng đình An Khánh ở khu đô thị mới Thủ Thiêm

Dự án Khu quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm được hình thành đã có ảnh hưởng nhất định đến đình An Khánh. Để giữ gìn công trình mang giá trị lịch sử, tâm linh và thể hiện sự biết ơn đối với những có công xây dựng vùng đất Thủ Thiêm, lãnh đạo TP Thủ Đức quyết định di dời và phục dựng lại ngôi đình.
Theo đó, đình được phục dựng ở vị trí mới nằm bên cạnh vị trí cũ nhằm đảm bảo vừa tối ưu quy hoạch khu đô thị mới vừa giữ gìn những nét đẹp truyền thống, tín ngưỡng, tôn vinh công lao và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với tiền nhân có công khai phá, tạo dựng vùng đất Thủ Thiêm.
Xem thêm: Nóc hầm Thủ Thiêm, địa điểm tham quan nổi tiếng của người dân Thủ Thiêm
Lãnh đạo TP Thủ Đức đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp cùng với các đơn vị tư vấn thiết kế, nghiên cứu phục dựng công trình tâm linh này với quy mô diện tích phù hợp, bảo đảm rộng rãi, thoáng mát. Đặc biệt, ở ngôi đình mới, cây xanh được trồng nhiều hơn nhằm đem đến không gian tâm linh mát mẻ, nhưng vẫn đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng, hài hòa ở khu vực thờ tự.
Năm 2011, UBND TP Thủ Đức ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường và thực hiện hỗ trợ đối với việc di dời và phục dựng đình. Đến năm 2014, việc di dời đình An Khánh đã hoàn thành và không còn bất cứ dấu vết gì của ngôi đình cũ đã tồn tại hàng trăm năm.