Dự án về đô thị dọc sông Sài Gòn đang được chú trọng khai thác, đầu tư. Trong tương lai, nó sẽ mang đến những lợi ích lớn cho người dân và thành phố. Phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn sẽ giúp TPHCM khai thác tối ưu giá trị từ sông Sài Gòn. Đồng thời, đô thị này cũng sẽ thúc đẩy Quận 1 và Thủ Thiêm tăng trưởng vượt bậc hơn nữa.
Phát triển hiệu quả đô thị dọc sông Sài Gòn và kênh rạch nội thành là giải pháp tuyệt vời giúp TPHCM phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, sinh thái. Đồng thời, việc này sẽ góp phần tạo nên tiềm năng kinh tế dịch vụ và phác họa nét đặc trưng riêng biệt của đô thị.

Vậy hiện tại kế hoạch sử dụng quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn thế nào? Đô thị dọc theo sông Sài Gòn có những tiềm năng, kỳ vọng gì? Mời quý độc giả khám phá ngay trong phần nội dung tiếp theo của bài viết nhé.
Kế hoạch phát triển, tận dụng quỹ đất hai bên sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn được TPHCM chia thành hai vùng, gồm vùng:
- Vùng hạ và trung lưu chảy từ cầu Phú Long tới ngã ba sông Sài Gòn – quận 7- sông Soài Rạp (ngã ba Mũi Đèn Đỏ).
- Vùng thượng lưu chảy từ hồ Dầu Tiếng tới cầu Phú Long (thuộc quận 12).
Từ nay tới năm 2025, hành lang sông Sài Gòn ở khu vực trung tâm thành phố sẽ được đẩy mạnh tiến hành chỉnh trang, cải tạo. Việc này gắn với những đề án phát triển dịch vụ, kinh tế.
Trong giai đoạn năm 2025 đến năm 2045, thành phố sẽ triển khai những dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh. Đồng thời tích hợp với hoạt động kinh tế, du lịch, dịch vụ giải trí. Bên cạnh đó, TPHCM cũng hoàn chỉnh pháp lý về việc quy hoạch khu vực dọc bở sông,…
Tình hình quy hoạch thành phố ven sông tại Việt Nam
Hai bờ sông Hồng được Hà Nội dự định quy hoạch, và đô thị dọc sông Sài Gòn cũng được TPHCM lên kế hoạch phát triển nhiều năm nay. Tuy nhiên, ở cả hai nơi này đều đang gặp nhiều vướng mắc khiến lợi thế dòng sông chảy trong lòng đô thị chưa được khai thác tối đa.
Quy hoạch đô thị sông Hồng

Thực trạng hiện nay ở hai bên bờ sông Hồng khiến thủ đô khó phát triển. Bởi đất ngoài bãi sông Hồng chưa được đầu tư vì chỉ được đấu thầu 5 năm. Còn bên trong thì lại có các vi phạm về trật tự xây dựng.
Năm 1994, nhà đầu tư Singapore đã đề xuất dự án Trấn Sông Hồng với dự kiến tổng vốn là 240 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mắc về việc trị thủy và nhiều vấn đề khác mà dự án vẫn chưa triển khai.
Đến năm 2006, Đồ án quy hoạch thành phố hai bên sông Hồng đã được Thị trưởng TP.Seoul (Hàn Quốc) và lãnh đạo thành phố.Hà Nội ký thỏa thuận hợp tác. Tuy nhiên, đồ án cũng bị dừng lại do nhiều vấn đề về đảm bảo chống lũ, giữ an toàn nội đô,…
Đầu tháng 7 năm nay, ông Vương Đình Huệ (Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy Hà Nội) nhấn mạnh thành phố phải thực hiện những quy hoạch phân khu. Mục tiêu của việc này hướng đến phủ kín quy hoạch chung thủ đô được Thủ tướng phê duyệt trong định hướng trong 5 năm tới. Từ đó, thành phố Hà Nội mới có thể sử dụng, khai thác tối ưu nguồn tài nguyên đất, các bãi ven sông Hồng nhằm phát triển đô thị.
Quy hoạch đô thị sông Sài Gòn

Đô thị dọc sông Sài Gòn cũng được TPHCM lên kế hoạch quy hoạch nhiều lần. Cuối năm 2019, hội thảo Quy hoạch, phát triển kè bờ sông Sài Gòn, kênh, sông nội thành được tổ chức. Tại đây, ông Nguyễn Thiện Nhân (Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy) nhấn mạnh rằng kênh, rạch, sông chính là tọa độ định vị thành phố. Chính vì thế, thành phố cần có quy hoạch sử dụng đất ven sông, khai thác kè bờ sông, sử dụng sông nước đúng chiến lược.
Giải tỏa nhà ven sông Sài Gòn thế nào?
UBND thành phố đã thông qua phụ lục Quy chế quản lý kiến trúc TPHCM. Những đồ án quy hoạch sông Sài Gòn qua 8 huyện, quận, thành phố Thủ Đức. Hiện chỉ còn 5 khu vực là không có đồ án quy hoạch phân khu. Ven sông Sài Gòn cũng có nhiều dự án công trình, nhà ở. Việc di dời, giải tỏa những công trình này gặp nhiều vướng mắc.
Từ nay tới năm 2025, TPHCM có kế hoạch chỉnh trang đô thị ven kênh rạch. Đồng thời, để di dời gần 14.000 hộ dân sinh sống ven các kênh rạch, thành phố cũng dự kiến ngân sách hơn 28.400 tỷ đồng.
Những kỳ vọng cho một đô thị dọc sông Sài Gòn hiện đại
Phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn hiệu quả sẽ mang đến nhiều ích lợi tuyệt vời cho người dân thành phố. Đồng thời, việc này cũng giúp các khu vực lân cận hành lang sông Sài Gòn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Cải tạo hành lang giúp khai thác tối đa kinh tế dịch vụ

Không gian đô thị ven sông Sài Gòn được triển khai sẽ là động lực giúp bứt phá phát triển dịch vụ, kinh tế,… cho TPHCM. Bước đầu, chúng ta đã có thể thấy thành quả từ công viên bến Bạch Đằng được khánh thành ngày 17/3 vừa qua. Quy mô chỉnh trang của công viên này đạt khoảng 1,6 ha, kết hợp cùng sự cải tạo quảng trường quanh tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo. Tất cả giúp khu vực trung tâm thành phố như được khoác lớp áo mới tươi đẹp, hiện đại hơn phục vụ người dân, du khách.
Lãnh đạo TP.HCM quyết tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ven bờ sông Sài Gòn. Đồng thời, thành phố cũng hướng tới tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xanh, hiện đại, kết nối những tiện ích công cộng. Tất cả nhằm hướng đến thúc đẩy phát triển dịch vụ, kinh tế,…
Tận dụng nguồn lợi vô giá từ 2 bờ sông
Sông Sài Gòn như hình con rồng lớn uy nghiêm đang len lỏi, uốn lượn trong lòng đô thị. Con sông chảy qua nhiều quận, huyện của TPHCM. Đồng thời, hai bên bờ sông có dải đất rộng lớn thuận lợi cho việc thoát nước, làm đẹp cảnh quan, mở rộng không gian, giải quyết giao thông,… lý tưởng để hình thành đô thị dọc sông Sài Gòn.
Chính vì thế, sông Sài Gòn cũng như không gian hai bên bờ sông được nhận định là tài sản vô giá của cả thành phố. Chính vì thế TPHCM đã lên kế hoạch, có các quy hoạch lộ giới bờ sông nhằm tận dụng tối ưu nguồn lợi từ đây. Điển hình như dự án mở rộng công viên Bến Bạch Đằng đã được hoàn thiện, tạo cơ hội để thành phố kết hợp tổ chức lại không gian hai bên bờ sông Sài Gòn thông suốt từ đầu đến cuối, có cảnh quan độc đáo, đẹp mắt và gắn với tư duy phát triển đô thị.
Quỹ đất lớn, thoải mái quy hoạch đô thị dọc sông Sài Gòn

Kiến trúc sư Ngô Anh Vũ thuộc Viện Quy hoạch xây dựng cho biết sẽ dôi ra khoảng 3.100ha đến 5.000 ha nếu lập quy hoạch hai bên bờ sông. Trong đó diện tích mặt sông đạt khoảng 2.000 ha. Số liệu này tính dọc theo chiều dài khoảng 80 km sông Sài Gòn, từ mép bờ cao trở vào với khoảng cách 100m đến 200 m.
Có thể thấy, diện tích phần đất hai bên kè sông Sài Gòn tương đương diện tích của quận 7 hoặc quận Tân Phú. Điều này cho thấy quỹ đất khu vực ven sông Sài gòn rất lớn, đảm bảo đủ để quy hoạch mọi chức năng sử dụng.
Phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn là việc cần thiết và hiển nhiên. Theo đó, khu đô thị ven sông Sài Gòn sẽ đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường, quá trình phát triển kinh tế, ổn định đô thị. Đồng thời, đây cũng sẽ là yếu tố tạo nên nét đặc sắc, tăng sức hấp dẫn cho thành phố và mang lại nhiều ích lợi thực tiễn cho người dân trong tương lai.