Nhìn Lại Hành Trình Quy Hoạch Sài Gòn Trở Thành Đầu Tàu Kinh Tế

Quy Hoach Sai Gon 1 4

Trải qua hơn 40 năm, thành phố Hồ Chí Minh nay đã phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước và là trung tâm tài chính sầm uất nhất Việt Nam. Ngày nay, TP.HCM đã trở nên đông đúc, chật hẹp và cần một tầm nhìn quy hoạch Sài Gòn mới để xứng tầm với danh hiệu siêu đô thị, cửa ngõ chào đón các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

hình ảnh Sài Gòn đông đúc
Sài Gòn xưa nay đã có nhiều đổi thay

Hành trình từ quy hoạch Sài Gòn xưa đến Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

Sài Gòn xưa trước năm 1975 từng được gọi là “hòn ngọc Viễn Đông”. Nơi đây là trung tâm của đất nước và được các quốc gia trong khu vực nhìn về với một sự tôn trọng.

tu-van-can-ho-doc-quyen

Kể từ sau năm 1986, dưới tác động của hàng loạt các chính sách đổi mới, Sài Gòn đã phát triển mạnh về phía Tây và Tây Bắc. Dòng người di cư từ phía Bắc và các tỉnh lân cận vào rất nhiều. Từ đó, quỹ đất của thành phố dần bị thu hẹp.

Giao thông ở Sài Gòn hiện nay
Sài Gòn hướng tới quy hoạch hạ tầng đồng bộ

Từ sau khi dòng người di cư đến, tại khu trung tâm thành phố các tòa nhà cao tầng thi nhau mọc lên. Trong khi đó, các cơ sở hạ tầng khác lại không được đầu tư. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông không hề được chính phủ động đến. Tại thời điểm lúc này, khu vực trung tâm quận 1, 3, 10, Tân Bình được gọi là các trung tâm tự phát. Nơi đây ngập tràn hàng quán kinh doanh, các cao ốc văn phòng và nhà mặt tiền nối tiếp mọc lên tại các trục đường giao thông chính.

Quy hoạch Sài Gòn xưa không hề mang tính tầm nhìn dài hạn. Dịch vụ thương mại, dịch vụ công cộng và đường giao thông bị chồng chéo lên nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân của nạn kẹt xe giờ cao điểm và tai nạn giao thông ngày nay tại thủ phủ kinh tế này.

Những thách thức về quy hoạch Sài Gòn ở thời điểm hiện tại

Diện mạo thành phố HCM đã có rất nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Các chuyên gia đánh giá rằng với diện tích khá lớn cùng quy mô dân số khổng lồ, không bao lâu nữa nơi đây sẽ trở thành một siêu đô thị. Theo thống kê của thành phố, Sài Gòn hiện nay có khoảng 13 triệu người. Con số này vượt xa dự đoán trước đó của cơ quan quản lý nhà nước là 12,5 triệu người vào năm 2025.

Nhà thờ Đức Bà
Dù có trải qua bao nhiêu thời kỳ thì Sài Gòn vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng

Quỹ đất không tăng nhưng dân số ngày càng tăng khiến không gian ngày càng bị nén. Đây chính là thách thức lớn trong quá trình quy hoạch Sài Gòn. Mặc dù kết cấu cơ sở hạ tầng đã có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt là trong giao thông nhưng hạ tầng đô thị đã hình thành từ lâu nên bây giờ trở thành lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Quy hoạch Sài Gòn chuyển hướng từ Nam sang Tây

Các khu đô thị phía Tây Bắc gồm 12 quận và huyện Củ Chi, Hóc Môn dường như đang ngủ quên thì nay lại sôi động trở lại bởi việc thay đổi hướng quy hoạch của thành phố. Hàng loạt các nhà đầu tư đã chạy đua vào vùng đất này hứa hẹn sẽ đem lại một khu đô thị lột xác ngoạn mục trong tương lai gần nhất.

Sài Gòn được mô phỏng thành khu đô thị hiện đại
Thành phố HCM dần trở thành khu đô thị hiện đại tầm cỡ quốc tế

Hạ tầng hoàn thiện đem lại sự lột xác

Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các tập đoàn lớn chuyển hướng vào khu đô thị phía Tây Bắc. Việc thành phố HCM quy hoạch lại hướng phát triển từ Nam Sài Gòn sang phía Tây Bắc là một nền móng vững chắc cho các doanh nghiệp. Ngoài việc hướng quy hoạch Sài Gòn được điều chỉnh thì việc hàng loạt các tuyến đường giao thông trọng điểm ở khu Tây Bắc đang được đầu tư cũng chính là khởi đầu tốt đẹp.

Đô thị Sài Gòn và không gian xanh
Hướng tới việc quy hoạch một không gian sống xanh hiện đại

Điển hình là dự án cao tốc HCM – Mộc Bài, 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam thành phố. Đây cũng là 1 trong 21 tuyến cao tốc được quy hoạch trên toàn quốc đến năm 2020. Hướng tuyến cao tốc phù hợp với quy hoạch của huyện Củ Chi. Song song với tuyến cao tốc trên là dự án hầm chui tại nút giao thông An Sương nằm trên quốc lộ 22 đi Củ Chi. Dự án này cũng đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào hoạt động.

Theo các chuyên gia, sau khi các dự án giao thông được đưa vào hoạt động thì các phương tiện có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn. Việc kết nối đến các khu kinh tế cửa khẩu, khu đô thị trọng điểm phía nam và các đầu mối cảng biển trở nên dễ dàng hơn. Đây chính là một nền tảng vững chắc tạo cú hích cho sự phát triển của khu đô thị Tây Bắc.

Quy hoạch Sài Gòn hiện đại xứng tầm đô thị quốc tế

Ngoài việc chuyển hướng phát triển từ Nam sang Tây, thành phố HCM đang muốn dịch chuyển dân số ra khu vực ngoại thành, lấy lại sự ổn định cho khu vực trung tâm. Kế hoạch thực hiện không phải bằng mệnh lệnh hay chính sách mà dựa trên quy hoạch. Thành phố sẽ hạn chế chỉ tiêu dân số, hạn chế duyệt dự án khu vực nội thành. Thay vào đó là khu vực ngoại thành sẽ được tạo điều kiện tối đa, tăng chỉ tiêu dân số và hệ số sử dụng đất.

Quy hoạch bền vững toàn thành phố
Thành phố HCM định hướng phát triển đồng bộ toàn khu vực

Như vậy các nhà đầu tư thấy khó làm dự án ở khu vực nội thành sẽ chuyển ra ngoại thành. Từ đó cư dân sẽ kéo về quanh khu vực ngoại thành để sinh sống. Khu đô thị Tây Bắc cũng phát triển theo nhờ quỹ đất dồi dào và địa chất chắc chắn, cao ráo. Vấn đề còn lại nằm ở thành phố, phải kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển toàn khu vực.

Thành phố Hồ Chí Minh từ quy hoạch Sài Gòn xưa nay đã và đang hình thành nhiều khu đô thị kiểu mẫu mới. Với những tầm nhìn dài hạn, diện mạo của thành phố sẽ kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, xứng tầm là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *