Giải mã trung tâm mới của TP HCM sẽ rộng và hiện đại hơn

Giải mã trung tâm mới của TP HCM sẽ rộng và hiện đại hơn

Với vị trí đắc địa, quỹ đất rộng,… Thủ Thiêm được quy hoạch sẽ trở thành trung tâm mới của TP HCM trong tương lai. Hàng loạt công trình và dự án đã, đang được thực hiện, hoàn thiện tại đây. Bán đảo Thủ Thiêm được ví như trái tim của TPHCM bởi vị trí vàng, có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của cả khu Đông. Khu vực này trong tương lai sẽ là trung tâm mới của TP HCM về hành chính – kinh tế.

Thủ Thiêm có diện tích 737 ha, tọa lạc tại vị trí chiến lược trong vành đai tăng trưởng Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Bán đảo này nằm đối diện, chỉ cách một đoạn ngắn sông Sài Gòn đến khu vực lõi trung tâm quận 1. Nhờ vị trí độc đáo này cùng nhiều ưu thế khác về quỹ đất rộng, là nút giao thông quan trọng,… mà Thủ Thiêm được chọn là trung tâm mới của TP HCM.

Tu van can ho Empire City

Vì sao Thủ Thiêm là trung tâm mới của TP HCM?

Thủ Thiêm đối diện quận 1, cách khu vực trung tâm này chỉ một đoạn ngắn của sông Sài Gòn. Khu vực này tọa lạc tại vị trí chiến lược ở bên trong vành đai tăng trưởng khu Đông bắc TPHCM. Đây là một trong những lý do cốt yếu giúp Thủ Thiêm vươn mình và được chọn thành trung tâm mới của thành phố mang tên Bác.

Ý tưởng hướng đến mở rộng trung tâm thành phố Hồ Chí Minh sang Thủ Thiêm đã có từ trước năm 1975 (theo Viện trưởng nghiên cứu phát triển TP HCM – PGS. TS Nguyễn Trọng Hòa). Thủ Thiêm được xem như nguồn quỹ đất dự phòng lớn giúp để mở rộng trung tâm thành phố.

Chưa dừng lại ở đó, Thủ Thiêm có vị trí giao thông vô cùng thuận lợi. Bán đảo này có giúp kết nối miền Đông Nam bộ với những tỉnh miền Tây nhờ có đại lộ Đông Tây đi qua, tạo sự liên kết với bên kia bờ sông Đồng Nai nhờ nối đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đồng thời, Thủ Thiêm còn là điểm đầu, cửa ngõ của nút giao thông xa lộ Hà Nội hướng tới các tỉnh phía Bắc. Trong tương lai, khi sân bay quốc tế Long Thành (tại Đồng Nai) hoàn thành, khoảng cách từ Thủ Thiêm đến sân bay này cũng không quá xa khi xe lưu thông qua xa lộ.

Cầu Thủ Thiêm 1 kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm và quận Bình Thạnh
Cầu Thủ Thiêm 1 kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm và quận Bình Thạnh

Thủ tướng phê duyệt tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch điều chỉnh giao thông TPHCM đến năm 2020 cho phép xây hầm Thủ Thiêm 2 vượt sông Sài Gòn (là đường sắt đôi phục vụ đường sắt đô thị số 2). Cùng với hầm Thủ Thiêm (hay còn gọi là đường hầm sông Sài Gòn) tọa lạc trên trục Đông – Tây, hầm Thủ Thiêm 2 sẽ giúp khu vực Thủ Thiêm nói riêng, toàn thành phố nói chung phát triển vượt bậc hơn nữa.

Bên cạnh đó, sẽ có 14 cây cầu mới được xây dựng qua sông Sài Gòn như cầu Thủ Thiêm 2, 3,4, cầu Bình Quới (ở bán đảo Thanh Đa – Thủ Đức),… Cụ thể hơn, Thủ Thiêm kết nối trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh bởi 1 đường hầm và 5 cây cầu. Hiện cầu Thủ Thiêm 1 (nối Bình Thạnh – Thủ Thiêm) và hầm Thủ Thiêm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cầu Thủ Thiêm 2 (nối Thủ Thiêm và quận 1) đang nằm trong giai đoạn gần hoàn thiện. Riêng cầu đi bộ nối Thủ Thiêm với quận 4, quận 7, quận 1 (ở quảng trường Mê Linh) trong thời gian tới cũng sẽ được xây dựng.

Định hướng phát triển TP HCM

Khu trung tâm mới Thủ Thiêm sẽ giúp bổ sung các chức năng mà khu trung tâm cũ vẫn còn thiếu. Khu trung tâm TPHCM sẽ được xác định lại gồm khu hiện hữu (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có những chức năng chính là trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ cao cấp của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực. Đồng thời, nơi đây cũng được định hướng là trung tâm giải trí, văn hóa, nghỉ ngơi mang tầm vóc quốc tế.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được định hướng là trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính của TPHCM
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được định hướng là trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính của TPHCM

Trung tâm mới của TP HCM được định hướng phát triển theo bốn hướng:

  1. Đầu tiên, cảnh quan khu trung tâm công cộng cần hiện đại, đồng bộ, khang trang, cần đảm bảo yếu tố xanh, sạch, hài hòa với cảnh quan, môi trường của từng khu vực. Đồng thời, chính phủ khuyến khích kết nối không gian mở, tạo điều kiện để người dân tiếp cận dễ dàng, hạn chế xây dựng hàng rào ngăn cách công trình (trừ các khu vực quan trọng cần bảo vệ an ninh).
    Thứ hai, trung tâm mới được khuyến khích quy hoạch, trồng các loại cây xanh tán lớn. Bên cạnh đó, khu đô thị cũng sẽ kết hợp tạo các tượng đài, vườn hoa, quảng trường, đài phun nước, tiểu cảnh nhỏ, phù điêu trong những khu vực công cộng nằm ở trung tâm.
  2. Định hướng thứ ba là kết nối không gian giữa các công trình công cộng được khuyến khích, kể cả không gian ngầm. Song song đó là phát triển kết hợp các trung tâm công cộng cùng những dự án trùng tu, bảo tồn các công trình đô thị, kiến trúc có giá trị. Việc này nhằm tạo nên không gian đô thị có những đặc trưng độc đáo riêng.
  3. Cuối cùng, các công trình tại trung tâm mới của TP HCM cần phải được nghiên cứu kỹ càng, thiết kế với chất lượng cao về kỹ thuật, thẩm mỹ, công năng. Nhà nước cũng khuyến khích hình thức tổ chức thi tuyển kiến trúc. Đồng thời sự kết hợp loại hình kiến trúc hiện đại và các giá trị truyền thống cũng được khuyến khích, nhưng cần đảm bảo phù hợp không gian đô thị, điều kiện cảnh quan, tập quán sinh hoạt, môi trường tự nhiên.

Điểm nhấn trong kiến trúc của trung tâm mới TP HCM

Khu trung tâm mới TP HCM sẽ tập trung nhiều công trình văn hóa, hành chính, dịch vụ, thương mại, các công trình điểm nhấn, công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm có nhiều công trình, hệ thống không gian công cộng đặc trưng
Khu đô thị mới Thủ Thiêm có nhiều công trình, hệ thống không gian công cộng đặc trưng

Theo quy hoạch phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm, hệ thống không gian công cộng, đặc trưng sẽ gồm 8 công trình:

  • Dự án phát triển mới đặc trưng, ấn tượng của khu đô thị Thủ Thiêm không thể không kể đến Khu phức hợp tháp quan sát Empire City. Theo dự kiến, công trình là điểm nhấn cao nhất khu đô thị mới với 86 tầng, hỗ trợ sự phát triển toàn khu vực.
  • Khu phức hợp khách sạn tập trung khu ăn uống, mua sắm, các khách sạn, các hoạt động thương mại quan trọng. Khu này được định hướng sẽ thúc đẩy sự phát triển của Thủ Thiêm, có giá trị kinh tế cao.
  • Dự án đặc biệt tiếp theo là bờ sông Sài Gòn từ khu tháp quan sát đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế. Nó tạo thành một trục không gian công cộng nhiều khoảng vườn, cây xanh linh hoạt dành cho mọi người dân.
  • Không gian ấn tượng tiếp theo là Quảng trường trung tâm, giúp kết nối không gian thị giác giữa hồ trung tâm và sông Sài Gòn.
  • Công viên đầm lầy ở vùng Châu thổ phía nam là khu vực sẽ được bảo tồn để cải thiện phần nào chất lượng nước, quản lý nước mưa và ngập lụt, tăng giá trị của cảnh quan thiên nhiên.
  • Công trình mang tính biểu tượng tiếp theo là vòng quay khổng lồ tại khu 2c, tọa lạc ngay bên bờ sông. Từ trên vòng quay, bạn có thể ngắm nhìn quan cảnh đô thị trung tâm thành phố và toàn khu vực Thủ Thiêm.
  • Trung tâm mới của TP HCM còn có khu Cung Thiếu nhi nằm ở điểm giao nhau giữa đường Bắc Nam và Đại lộ Đông Tây.
  • Công trình nổi bật thứ tám là khu phức hợp bến du thuyền hiện đại, cao cấp. Khu phức hợp có câu lạc bộ du thuyền, các chức năng dịch vụ – thương mại,… phục vụ nhu cầu đa dạng cho mọi đối tượng.

Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chất lượng cuộc sống cũng ngày càng đi lên. Do đó, việc quy hoạch, mở rộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới là điều tất yếu. Trung tâm mới của TP HCM là công trình quan trọng, chiến lược, giúp tăng tốc phát triển, nâng cấp về mọi mặt cho TP HCM.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *