Trung tâm tài chính kết hợp giải trí tại TP HCM sẽ phát triển ra sao?

Mô hình trung tâm tài chính quốc tế có thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới

Trung tâm tài chính kết hợp giải trí tại TP HCM cần được tiếp cận theo hướng tài chính tích hợp cùng đi thị hóa và dịch vụ đẳng cấp. Chủ tịch tập đoàn IPPG ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã công bố nhà đầu tư Mỹ sẽ rót 10 tỷ USD vào Việt Nam để xây dựng trung tâm tài chính kết hợp giải trí quốc tế.

Vào 20 năm trước, ý tưởng về xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế đã được lãnh đạo thành phố ủng hộ trong nỗ lực tìm động lực mới để tạo đột phá cho đầu tàu kinh tế. Thời điểm này đề án đã được tái khởi động và ghi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia.

Tu van can ho Empire City

Trung tâm tài chính TP HCM sẽ không đặt trọng tâm vào giải trí

TTTC TP.HCM sẽ có khu giải trí Disneyland và Casino nhưng không đặt trọng tâm
TTTC TP.HCM sẽ có khu giải trí Disneyland và Casino nhưng không đặt trọng tâm

Theo bản dự thảo TP.HCM vừa hé lộ, TTTC dự kiến được xây dựng sẽ có Casino và khu giải trí nhưng sẽ không đặt trọng tâm. Đây chỉ là yếu tố nhằm tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Bản dự thảo này đã kết hợp những tinh túy trong 2 đề án của hai phía và được các chuyên gia đóng góp thêm. Đề án nhấn mạnh trung tâm tài chính kết hợp giải trí quốc tế TP.HCM gồm 3 cấu phần là thị trường vốn, thị trường hàng hóa phái sinh, thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng.

Để triển khai, thành phố sẽ xây dựng 4 chương trình hành động gồm: hội nhập khu vực cho trung tâm tài chính, phát triển thị trường hàng hóa, phát triển Fintech, ngân hàng số và giao dịch tài chính số, phát triển khu tài chính thương mại Thủ Thiêm.

Theo tư duy truyền thống, sẽ có 3 cách để hình dung về một trung tâm tài chính quốc tế.

  • Đầu tiên là tập trung các tòa nhà tài chính như Bitexco, trụ sở của khối ngân hàng, bảo hiểm quỹ đầu tư như Wall Street và chứng khoán.
  • Thứ 2 là trung tâm thu hút nhà đầu tư có dự án lớn, cam kết và có tiềm lực lâu dài.
  • Thứ 3 là trung tâm giải trí gắn với khu du lịch, Casino,…

Trung tâm tài chính kết hợp giải trí TP HCM sẽ có gì?

Để trở thành TTTC quốc tế, TP.HCM cần phải có một trung tâm kinh tế và thương mại
Để trở thành TTTC quốc tế, TP.HCM cần phải có một trung tâm kinh tế và thương mại

Theo một số chuyên gia, TP.HCM đang rất thiếu các địa điểm vui chơi giải trí, tham quan, các phim trường quy mô lớn. Nếu dự án tầm cỡ như Universal Studio hay Disneyland mở ở Việt Nam sẽ thay đổi thức cạnh tranh của du lịch Việt.

Thực tế, việc xây dựng trung tâm tài chính kết hợp giải trí đã được nhà đầu tư Mỹ đề xuất từ năm 2016, nhưng sơ lược ban đầu về TTTC vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi đó, công nghệ và số hóa bùng nổ đã tạo nên sự thay đổi thế giới tài chính. Các giao dịch số, tiền điện tử đang dần thay thế cho hình thức tài chính truyền thống.

Năm 2019, TP.HCM có đặt hàng ĐH Fulbright Việt Nam để phát triển đề án giúp đưa thành phố trở thành một trung tâm tài chính của khu vực và cả quốc tế. Vào thời điểm đó, ĐH Fulbright khẳng định trung tâm tài chính kinh tế sẽ được hiểu là một hệ sinh thái, không gian đô thị, các dịch vụ tài chính. Chúng sẽ hỗ trợ các giao dịch xuyên biên giới và đạt được những chuẩn mực quốc tế. Những sản phẩm dịch vụ tài chính cần phải đa dạng và bắt kịp xu thế của thế giới.

Theo một số chuyên gia, đề án TTTC TP.HCM sẽ đi theo mô hình trung tâm tài chính kết hợp cùng dịch vụ giải trí. Nhưng cần phải tách rõ giữa trung tâm giải trí và trung tâm tài chính. Trong đó thành phố cần xác định là 1 TTTC đúng nghĩa, còn trung tâm sản xuất sẽ thuộc những địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai,…

Tuy nhiên trong dự án của IPPG có mang hơi hướng của trung tâm giải trí kèm Casino. Theo chuyên gia nhận định, sẽ không ai mở Casino ở khu vực trung tâm cả, ta cần đưa nó đến nơi vắng vẻ để hút khách đến. Có thể đặt tại nơi du lịch chưa phát triển như hạn một số tỉnh miền Trung để thu hút khách và tạo nên sự nhộn nhịp.

Việt Nam là nơi có vị trí rất thuận tiện từ kết nối giao thông đường bộ đến hàng không với các nước nên thị trường du lịch rất tiềm năng. Theo đó, Việt Nam đã có dư điều kiện để thu hút được các nhà đầu tư xây dựng những trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp.

Biểu tượng TP HCM không thể là Casino hay Disneyland

Xây dựng Disneyland hay Casino sẽ khiến mất đi cân đối và biểu tượng của TPHCM
Xây dựng Disneyland hay Casino sẽ khiến mất đi cân đối và biểu tượng của TPHCM

Các chuyên gia cho rằng khi trung tâm tài chính kết hợp giải trí TP.HCM vẫn chưa hình thành vì việc xây dựng Disneyland hay Casino sẽ gây mất cân đối và hình ảnh biểu tượng của thành phố.

TP.HCM sẽ được nhà đầu tư Mỹ hứa hẹn rót vốn 6 tỷ USD và một công viên giải trí Disneyland vào trong dự án TTTC quốc tế. Nếu như điều này thành sự thật, ý tưởng hơn 20 năm của TP.HCM sẽ được hiệu thực hóa trong tương lai gần nhất.

Tuy nhiên do sự xuất hiện của IPPG cùng cam kết trên đã dẫn đến việc hình thành nên 2 bản dự thảo đề án phát triển TTTC. Sự khác biệt giữa 2 đề án này là bên cạnh dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ xuất hiện thêm một số ngành kinh doanh như Casino, đặt cược thể thao, khu nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi giải trí Disneyland,… Xét về tiềm năng, cách dịch vụ này sẽ giúp thành phố thu hút lượng lớn khách du lịch, nhưng nếu không cẩn trọng sẽ khiến TP.HCM “chệch hướng” khỏi dự định ban đầu.

Nhiều người nghe đến Disneyland, Casino sẽ rất hấp dẫn, thích thú và có thể sẽ thu hút nguồn ngân sách rất tốt. Nhưng hệ quả về thao túng tiền tệ, an ninh ăn theo sẽ rất phức tạp. Đặc biệt hơn sẽ làm ảnh hưởng đến biểu tượng của trung tâm tài chính TP.HCM. Nếu như trung tâm tài chính kết hợp giải trí chỉ có Casino và Disneyland sẽ không mang tính bao trùm để phát triển tổng thể. Theo đó thành phố cần tập trung vào các yếu tố giúp mang lại giá trị cho hệ thống tài chính quốc gia và thúc đẩy chuyển đổi số của ngành tài chính, ngân hàng.

TP.HCM cần “đi tắt đón đầu” và phát triển mô hình kinh doanh mới liên quan đến công nghệ tài chính để cạnh tranh với thế giới. Trong quá trình đó, cần đảm bảo 5 yếu tố gồm:

  • Hình thành chính sách và khung thể chế gồm các vấn đề về phát triển môi trường kinh doanh mới và thị trường tài chính.
  • Lõi của thị trường tài chính này nên là Fintech, thành phố cần hình thành cộng đồng khởi nghiệp sôi động để thúc đẩy thị trường Fintech. Ví dụ như hình thành không gian Fintech Hub, nghĩa là khu chức năng, tòa nhà, khu phức hợp phục vụ hệ sinh thái. Trong đó Empire City là cụm trung tâm thương mại lớn nhất nằm trong lõi của Thủ Thiêm, lớn gấp 4 lần Takashimaya. Điểm đặc biệt của dự án sẽ có một tòa tháp quan sát 88 tầng sẽ là tòa tháp căn hộ mang tính biểu tượng của TP.HCM trong tương lai.
  • Chính quyền cần có chính sách, cơ chế để thu hút nguồn vốn, sẵn sàng đầu tư phát triển thị trường tài chính và trung tâm Fintech.
  • Cần có cam kết hỗ trợ chính trị và xây dựng thương hiệu để phát triển công nghệ tài chính.
  • Cần phát triển những mô hình kinh doanh mới như của thế giới gồm ngân hàng số, cấp phép thử nghiệm Fintech,…

So với mô hình thị trường tài chính truyền thống, trung tâm tài chính kết hợp giải trí TP.HCM sẽ gặp bất lợi và khó cạnh tranh với các trung tâm lâu đời. Vì vậy ngách mà thành phố có thể hướng đến là trở thành trung tâm Fintech của khu vực.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *