Thực trạng các công trình công cộng ven sông Sài Gòn

Các công trình ven sông tại TP HCM vẫn còn rất ít nên không đủ phục vụ người dân

Hiện tại các công trình công cộng ven sông Sài Gòn từ đoạn ngã 3 Hàm Nghi đến dạ cầu Sài Gòn vẫn chưa được xây dựng sau 6 năm điều chỉnh. Các công trình công cộng ven sông luôn là điểm lý tưởng để các nhà quy hoạch lựa chọn để xây dựng đô thị nhờ lợi thế về giao thông và nguồn nước.

Tuy sống bên cạnh sông Sài Gòn nhưng người dân chỉ có thể tiếp cận một đoạn ngắn dọc công viên Bạch Đằng quận 1. Thậm chí còn một số vùng ven sông vẫn chưa có công trình như khu vực Bình Quới, Thanh Đa. Trong khoảng 10km thì những khu công cộng ven sông dùng để dạo chơi chỉ đếm trên đầu ngón tay.

tu-van-can-ho-doc-quyen

TP HCM là đô thị sông nước nhưng vẫn đang nghèo nàn công trình công cộng ven sông

Sông Sài Gòn thuộc phụ lưu của sông Đồng Nai, nó chảy qua địa phận của tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và TP HCM. Riêng tại TP HCM sông sẽ chảy từ huyện Củ Chi đi qua huyện Hóc Môn, quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 1, 2, 4 và 7.

TP HCM đang lãng phí tài nguyên từ sông Sài Gòn

Người dân chỉ có thể tiếp cận được một đoạn ngắn bờ sông tại công viên Bạch Đằng
Người dân chỉ có thể tiếp cận được một đoạn ngắn bờ sông tại công viên Bạch Đằng

Hiện tại có hơn 80 km sông Sài Gòn chưa được khai thác hết tiềm năng vốn có của mình. Nếu như TP HCM có thể tận dụng được hết cả hai bên bờ thì người dân có thể hưởng thụ những công trình trải dài trên 160 km đường ven sông Sài Gòn.

Do sự lãng phí tài nguyên trên, không có đường chạy dọc bờ nên người dân dù có sống cạnh sông nhưng chỉ có thể tiếp cận với sông Sài Gòn ở một đoạn ngắn tại công viên Bạch Đằng quận 1. Hay những nơi chưa có công trình công cộng ven sông tại khu vực Bình Quốc Thanh Đa hay huyện Củ Chi, Hóc Môn người dân chỉ có thể thấy dòng sông từ bên bờ.

Định hình sông Sài Gòn

Mở ra trục giao thông sẽ ngay lập tức giúp mở ra hướng phát triển đô thị
Mở ra trục giao thông sẽ ngay lập tức giúp mở ra hướng phát triển đô thị

Do quá trình đô thị hóa, một số công trình dần che khuất hay thậm chí chiếm dụng đất của hai bên bờ đã làm nhiều đoạn sông không thể tiếp cận được.

Ngoài nguy cơ bị xói mòn, sạt lở theo quy luật của dòng chảy, các dải đất dọc bờ sông còn dễ bị chiếm dụng để xây dựng một cách tùy tiện. Kèm theo đó là cảnh quan sông nước bị hủy hoại, quỹ đất và mặt nước bị lãng phí và môi trường bị ô nhiễm.

Trong khi đó, dân cư thành phố lại mất đi cơ hội để tiếp cận với không gian xanh mát của sông nước. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc cải tạo sớm các công trình công cộng ven sông để tận dụng được hết giá trị của hai bờ sông.

Việc mở ra đường ven sông dọc sông Sài Gòn sẽ giúp mở ra hướng giao thông thuận lợi, định hướng phát triển đô thị tại huyện Hóc Môn và Củ Chi. Ngoài ra nó sẽ tạo điều kiện để phát triển hai bên bờ sông, tạo dấu ấn về kiến trúc và giúp đô thị thêm hài hòa.

Đoạn đường ven sông qua trung tâm TP HCM giờ ra sao?

Đoạn đường ven sông qua trung tâm thành phố sẽ bảo tồn nét đẹp của sông Sài Gòn
Đoạn đường ven sông qua trung tâm thành phố sẽ bảo tồn nét đẹp của sông Sài Gòn

Vào tháng 7 năm 2016 UBND thành phố đã chấp thuận đề nghị của Sở quy hoạch – Kiến trúc về điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch để phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP HCM 930ha.

Đồ án này sẽ điều chỉnh những khu vực bị ảnh hưởng bên trong phạm vi ranh giới của dự án ven sông Sài Gòn, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến qua dạ cầu Sài Gòn.

Qua 6 năm điều chỉnh quy hoạch, dự án cải tạo công viên Bạch Đằng từ cột cờ Thủ Ngữ đến cầu tàu số 2 giai đoạn 1 đã được thực hiện xong. Toàn bộ công viên rộng 8.700 m2 đã được lát lại đá, lắp lan can ở các cầu tàu và bờ sông, trồng thảm cỏ tạo lối đi với tổng kinh phí 35 tỷ đồng. Sau nửa năm tu sửa và cải tạo, các lối đi dọc bờ sông tại công viên này đã thu hút được nhiều người dân và du khách đến tham quan, dạo chơi.

Mới đây, phó chủ tịch UBND TP HCM đã đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc hoàn thành đề án quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ dọc bờ sông Sài Gòn trong năm 2022. Từ đó nhanh chóng triển khai công trình công cộng ven sông, xây dựng con đường chạy dọc bờ sông Sài Gòn trải dài từ quận 1 đến huyện Củ Chi.

Việc đầu tư tuyến đường ven sông này sẽ giảm áp lực giao thông cực hiệu quả cho đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tuy nhiên sau nhiều năm điều chỉnh, dự án của đoạn đường ven Sông chạy qua trung tâm thành phố vẫn chưa thể triển khai.

Ngoài ra, đoạn chạy qua ga tàu điện Ba Son cũng ở trong tình trạng tương tự, nơi đây đang có hạng mục cầu Thủ Thiêm 2 và nhà ga tuyến Metro số 1 vẫn đang được xây dựng.

Theo quyết định của UBND thành phố ban hành quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch, suối, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn của TP HCM thì sông Sài Gòn là sông cấp 2, hành lang bờ sông rộng 50m. Điểm cuối của tuyến đường ven sông sẽ chạy qua dạ cầu Sài Gòn quận Bình Thạnh kết nối với đường Điện Biên Phủ. Khu vực này đang hiện hữu là đoạn đường chạy dọc theo bờ sông xuyên qua cư dân đô thị Vinhomes Central Park có chiều dài gần 1km.

Sẽ có công viên bờ sông siêu hoành tráng tại Thủ Thiêm

Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm sẽ là không gian công cộng lớn nhất Việt Nam
Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm sẽ là không gian công cộng lớn nhất Việt Nam

Sau khi hoàn thành công viên bờ sông và quảng trường trung tâm tại bán đảo Thủ Thiêm, nó sẽ tạo thành biểu tượng trường tồn và đồng hành cùng sự phát triển của Thủ Thiêm.

Theo đó công trình công cộng ven sông tại Thủ Thiêm sẽ là công viên bờ sông, là một trung tâm sinh thái độc đáo. Công viên này là một công trình trải dọc bờ sông Sài Gòn và nằm tại khu lõi trung tâm. Công viên có quy mô rộng 9,05ha dài 2 km từ trung tâm tâm triển lãm quốc tế đến khu Thể thao và giải trí phía nam.

Tại đây sẽ là công viên Bách Thảo của thành phố, nó sở hữu hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và phong phú. Công viên được chia thành nhiều đoạn với các dải thực vật khác nhau được bày trí suốt chiều dài của công trình.

Từ phía sông sẽ có hệ thực vật phong phú, chúng sẽ là tiêu biểu cho thảm thực vật ven bờ của bán đảo Thủ Thiêm. Đặc biệt hơn, chúng sẽ giữ đất một cách tự nhiên tại những khúc uốn lượn của dòng sông.

Công viên bờ sông còn là một không gian công cộng đa chức năng với các khu vườn đại dương, khu cảnh quan mở rộng, sân thi đấu thể thao, vườn đương đại, sân cổ, lối đi cỏ phủ xanh, kiot nghệ thuật công chúng, phục vụ các hoạt động giải trí, vui chơi của cư dân,…

Cũng trong dự án công viên bờ sông sẽ có thêm một thiết kế bến phà nhỏ và bến Taxi thủy ngay bờ sông để phục vụ hành khách, xe cộ và vận chuyển từ công trường Mê Linh đến Thủ Thiêm.

KĐT Thủ Thiêm được định hướng là một khu đô thị sáng tạo của cả thành phố. Ngoài các công trình hạ tầng về giao thông và đường bộ thì các công trình công cộng ven sông cũng được xây dựng và triển khai. Ngoài ra tại đây không chỉ có quản trường trung tâm và công viên bờ sông, nơi đây còn rất nhiều các công trình khác dần được triển khai để Thủ Thiêm trở thành khu đô thị hiện đại bậc nhất thành phố.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *