Dự án đường ven sông Sài Gòn đang được dư luận rất quan tâm. Theo đó, đường ven sông sẽ nối từ từ quận 1 đến huyện Củ Chi. Vậy dự án đường ven sông này bây giờ ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn về siêu dự án này trong bài viết! Từ năm 2017, dự án đường ven sông Sài Gòn đã được “thai nghén”. Đến hiện tại, tiến độ của dự án này thế nào, thực trạng tình trạng sử dụng của hai bờ sông Sài Gòn ra sao? Nội dung bên dưới sẽ có thông tin giải đáp cụ thể.
Siêu dự án đại lộ ven sông Sài Gòn đi qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 1, Bình Thạnh, quận 12 và dài khoảng 64km. Trong loạt đề án triển khai quy hoạch TP.HCM năm nay, đề án này được đốc thúc đẩy nhanh nhằm phát triển đô thị, phát huy tối ưu giá trị của sông Sài Gòn.

Đề án khởi động lại dự án đại lộ ven sông Sài Gòn
Đề án phát triển kinh tế dọc sông Sài Gòn đã được Phó chủ tịch thường trực UBND TPHCM – ông Lê Hòa Bình chỉ đạo sớm hoàn thiện. Theo đó, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện đường ven sông Sài Gòn từ Quận 1 đến huyện Củ Chi. Việc này nhằm khai thác, bảo tồn nét đẹp của sông Sài Gòn và thúc đẩy phát triển của khu vực xung quanh.
Dự án đường ven sông Sài Gòn thúc đẩy phát triển vùng đất tây bắc

Ý tưởng xây dựng đường đại lộ ven sông Sài Gòn là của Tập đoàn Tuần Châu đề xuất từ năm 2017. Tập đoàn Tuần Châu đã đề xuất triển khai tuyến đường ven sông Sài Gòn nối từ cầu Bến Súc (thuộc huyện Củ Chi) dọc sông Sài Gòn tới ngã ba Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi (thuộc quận 1).
Dự án này cũng đã được trình bày trực tiếp và nhận được lời khen ngợi từ Thủ tướng về tính đột phá tư duy trong quy hoạch giao thông. Dự án đã được cấp bằng sáng chế bởi Cục Sở hữu trí tuệ, được các trung ương và các bộ ngành ủng hộ, đóng góp ý kiến.
Theo khảo sát từ các chuyên gia, khu vực từ quận 1 (bến Bạch Đằng) tới huyện Củ Chi (cầu Bến Súc), vẫn còn đất đai hoang hóa, nhiều khó khăn, giao thông chưa thuận lợi. Tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ giúp thúc đẩy khu vực tây bắc của TPHCM phát triển mạnh mẽ. Người dân sẽ chỉ mất khoảng 30 phút (tốc độ di chuyển 100km/giờ) để đi từ quận 1 về Củ Chi và ngược lại (hiện người dân phải mất khoảng 1,5 giờ).
Bên cạnh việc giúp rút ngắn thời gian di chuyển, dự án đường ven sông Sài Gòn còn hứa hẹn thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, giãn hơn một triệu người dân từ vùng trũng lên vùng đất cao hơn, góp phần hình thành những khu đô thị hiện đại mới trong tương lai.
Dự án đại lộ ven sông Sài Gòn được triển khai dưới hình thức PPP
Đường ven sông Sài Gòn sẽ được triển khai theo hình thức PPP (Public – Private Partnership) – tức đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Xây dựng đại lộ ven sông là một giải pháp vô cùng tối ưu. Vì đa số lộ trình là đất bồi ven sông, có ít nhà dân hay cơ sở hạ tầng, giúp tiết giảm đáng kể chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng.
Hơn thế nữa, xây dựng tuyến đại lộ ven sông cũng nhanh hơn việc phải chờ đợi giải phóng mặt bằng để xây đường. Đồng thời, chúng ta có thể kết hợp chỉnh trang, khai thác hiệu quả quỹ đất hành lang có vai trò bảo vệ bờ sông Sài Gòn khi làm tuyến đại lộ này. Việc này sẽ giúp nhiều tiện ích phục vụ người dân được xây dựng, ví dụ như bến du thuyền, công viên, lối đi bộ, nhà hát, các hoạt động thể dục thể thao dưới nước, trung tâm triển lãm, nhà hàng, nhà văn hóa,…
Hình ảnh hiện trạng đường ven sông Sài Gòn

Theo thiết kế ban đầu, đường ven sông Sài Gòn sẽ có chiều dài khoảng 64 km. Trong đó, khu vực ngoại thành dài 54 km với quy mô 6 làn xe, tuyến đường khu vực nội thành dài 9,5 km có quy mô 4 làn xe.
Tuyến đại lộ thuộc dự án đường ven sông Sài Gòn này nối từ cầu Bến Súc (thuộc huyện Củ Chi), chạy dọc sông Sài Gòn cho đến ngã ba Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng (thuộc quận 1).
Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn đề nghị đường ven sông tại khu vực nội thành sẽ được xây dựng chui dưới các cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn. Sau đó tuyến đường này sẽ đi vượt lên trên cầu Thanh Đa, chạy theo kênh Thanh Đa và qua cầu Bình Triệu. Kế đến tuyến đường sẽ đáp xuống ở cù lao ở khu vực công ty Vissan. Việc này nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho cảnh quan thành phố, đồng thời tăng sự thuận tiện khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, đoạn chạy qua trung tâm thành phố của dự án sau nhiều năm điều chỉnh quy hoạch chỉ mới tái khởi động gần đây. Lãnh đạo UBND TPHCM đã yêu cầu đề án quy hoạch chung phát triển kinh tế dịch vụ dọc sông Sài Gòn phải hoàn thành trong năm 2022.
Thực trạng sử dụng 2 bờ sông Sài Gòn

Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM) chia đoạn sông Sài Gòn chảy qua TPHCM thành với 50 quy hoạch phân khu (hiện đã phủ kín tất cả) với 3 đoạn lớn gồm:
- Đoạn 1: Dài khoảng 60km, bắt đầu từ ranh giới phía bắc của TPHCM qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức đến cầu Bình Triệu.
- Đoạn 2: Có chiều dài khoảng 15km, bắt đầu từ cầu Bình Triệu tới cầu Tân Thuận, qua quận Bình Thạnh và TP. Thủ Đức.
- Đoạn 3: Dài khoảng 6km, chạy từ cầu Tân Thuận tới hết sông Sài Gòn (ở khu vực mũi Đèn Đỏ), đi qua quận 7 và TP. Thủ Đức. Phần lớn không gian ven bờ sông của đoạn này là đất trống, nhiều cây xanh tự nhiên. Các công trình kiến trúc chủ yếu ở ven sông là dạng nhà ở thấp tầng.
Cùng với dự án đường ven sông Sài Gòn, dự án công viên bờ sông cũng sắp được triển khai. Đây hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm sinh thái vô cùng đẹp đẽ, độc đáo, tăng thêm tiện ích cho cư dân Empire City Thủ Thiêm nói riêng và người dân TPHCM nói chung.
Công viên Bờ sông trải dọc bờ sông Sài Gòn quy mô 9,05ha, là công trình công cộng tại khu lõi trung tâm. Công viên này sẽ có các khu vườn đương đại, các khu cảnh quan mở rộng, sân thi đấu thể thao, lối đi có phủ xanh, ki-ốt và nghệ thuật công chúng,… Nó sẽ phục vụ cho các hoạt động giải trí, vui chơi của người dân, góp phần tăng giá trị và tiềm năng phát triển của bất động sản của khu vực Thủ Thiêm, nổi bật là Empire City.
Tiềm năng dự án đường ven sông Sài Gòn

Dự án đại lộ ven sông Sài Gòn có rất nhiều tiềm năng. Thành phố đề ra mục tiêu phát triển kênh rạch nội thành và hành lang sông Sài Gòn sao cho phát huy tối đa giá trị lịch sử, văn hóa, sinh thái. Qua đó, tuyến đường sẽ tạo được sức cuốn hút, nét đặc trưng độc đáo của đô thị và tạo tiềm năng phát triển dịch vụ, kinh tế cho TPHCM.
Theo lộ trình đến năm 2025, hành lang ven sông này sẽ được cải tạo, chỉnh trang hoàn thiện, nhất là khu vực trung tâm Thành phố. Theo đó, hành lang sông này sẽ gắn với những đề án phát triển dịch vụ, kinh tế. Giai đoạn 2025-2045, thành phố sẽ triển khai những dự án đầu tư các cơ sở hạ tầng xanh kết hợp dịch vụ giải trí, hoạt động kinh tế du lịch,…
Tuyến đại lộ dọc sông Sài Gòn sẽ giúp khai thác 15.000 ha đất hoang hóa khu vực Củ Chi. Dự án mang tiềm năng khổng lồ và hứa hẹn tạo giá trị gia tăng cho Thành phố, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, cho nước nhà.
Dự án đường ven sông Sài Gòn được triển khai không chỉ tác động thị trường bất động sản, cấu trúc đô thị mà còn giúp tuyến đường đi qua trở nên sôi động hơn. Các vị trí ven sông Sài Gòn sẽ có tiềm năng và giá trị cực cao bởi vượng khí sinh tài lộc, không gian sống lý tưởng. Các dự án hạng sang, cao cấp như Empire City cũng tọa lạc tại vị trí đắc địa, gần các tuyến đường ven sông Sài Gòn và được nhà đầu tư đánh giá cao.