Quy hoạch chi tiết vùng châu thổ phía Nam và con đường R4

Vùng châu thổ phía Nam được ví như lá phổi xanh giữa trung tâm TPHCM

Vùng châu thổ phía Nam là khu sinh thái ngập nước giáp với sông Sài Gòn, nằm ở phía Nam bán đảo Thủ Thiêm. Vừa qua UBND TPHCM đã phê duyệt quy hoạch chi tiết cho khu vực này. Quy hoạch chi tiết vùng châu thổ phía Nam đã được UBND TPHCM chấp thuận. Theo đó, Khu đô thị Thủ Thiêm được điều chỉnh cục bộ quy hoạch để giữ lại diện tích lớn phục vụ nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh thái cho vùng châu thổ phía Nam.

Vùng châu thổ phía Nam được xem như lá phổi xanh tọa lạc giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Vùng này có vai trò quan trọng đối với việc hạn chế ngập lụt, bảo tồn môi trường tự nhiên, đồng thời có vai trò cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, khu vực này cũng sẽ được quy hoạch có đường châu thổ trên cao tuyệt đẹp, sở hữu cảnh quan công viên rừng ngập nước là chủ đạo, trở thành công viên cấp trung tâm Thành phố.

Tu van can ho Empire City

Đây cũng sẽ là nơi tổ chức những hoạt động thể dục, vui chơi giải trí ngoài trời, thực hành cho lối sống lành mạnh, thân thiện môi trường.

Empire City liền kề 1 vùng châu thổ Thủ Thiêm
Empire City liền kề 1 vùng châu thổ Thủ Thiêm

Quy hoạch chi tiết vùng châu thổ phía nam

Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Vùng châu thổ phía Nam tỷ lệ 1/500 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo Quyết định số 5501/QĐ-UBND.

Thông tin quy hoạch chung

Theo quy hoạch, Vùng châu thổ phía Nam sẽ trở thành công viên cấp trung tâm Thành phố, là nơi tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời. Khu vực quy hoạch sẽ có cảnh quan chủ đạo là dạng công viên rừng ngập nước, kết hợp cả chức năng quản lý ngập lũ, nước mưa.

Vùng châu thổ phía Nam trong nhiệm vụ quy hoạch có tổng diện tích tầm 150,25 ha. Trong đó sẽ gồm có 4 phân khu chức năng là:

  • Khu nghỉ dưỡng sinh thái có diện tích tổng là 7,28 ha.
  • Khu viện nghiên cứu sở hữu tổng diện tích 2,44 ha.
  • Khu đất diện tích 8,18 ha dùng cho công viên giải trí.
  • Khu giao thông đối ngoại diện tích 4,35 ha.

Phía Đông của Vùng châu thổ phía Nam giáp sông Sài Gòn (qua Quận 7). Còn phía Nam sẽ tiếp giáp sông Sài Gòn (qua Quận 4). Ở phía Tây, khu vực này sẽ giáp khu số 2C. Phía Bắc của Vùng châu thổ phía Nam giáp với Khu đa chức năng phía Nam đường Mai Chí Thọ – Khu số 5, số 6.

Theo như dự kiến, sẽ có khoảng 583 người làm việc trong khu vực quy hoạch, số lượng khách tham quan là khoảng 5.867 lượt.

Chức năng cụ thể của Vùng châu thổ phía Nam

Khu vực quy hoạch có chức năng giúp điều tiết lượng nước
Khu vực quy hoạch có chức năng giúp điều tiết lượng nước

Vùng châu thổ phía Nam có 4 phân khu với chức năng cụ thể như là công viên cấp trung tâm thành phố, nơi tổ chức nhiều hoạt động giải trí, vui chơi, thể thao ngoài trời. Bên cạnh đó, chức năng của khu quy hoạch cũng là điểm tham quan, du lịch, học tập, giáo dục cộng đồng, nghiên cứu về môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, vùng châu thổ này có đa dạng những loài thực vật, có chức năng cải thiện môi trường thiên nhiên. Khu vực này còn có chức năng bảo tồn, nuôi dưỡng động vật hoang dã, những giống loài quý hiếm phù hợp môi trường sinh thái này. Vùng châu thổ này còn tái lập mới những đặc trưng vùng ngập nước.

Chưa hết, vùng châu thổ phía Nam còn góp phần cải thiện chất lượng nước của bán đảo Thủ Thiêm. Cụ thể hơn, theo quy hoạch, khu vực sẽ có tổ chức mạng lưới các hành lang quản lý nước mưa đô thị, hồ chứa nước. Song song đó, thực vật ngập nước sẽ được trồng hợp lý để tạo cơ chế lọc rửa tự nhiên những dòng nước tự nhiên chảy qua khu vực.

Khu vực quy hoạch này nằm ở vùng ngập nước, là vùng đất thấp và có chức năng điều tiết lượng nước hiệu quả. Vùng châu thổ giữ nhiệm vụ giúp cân bằng chế độ thủy văn, lưu trữ nước tại khu vực trung tâm TPHCM. Điều này góp phần giúp hạn chế nguy cơ ngập lụt cho trung tâm thành phố.

Duyệt quy hoạch 1/500 vùng châu thổ phía nam

Vùng châu thổ có hệ sinh thái ngập nước
Vùng châu thổ có hệ sinh thái ngập nước

Theo quy hoạch, khu vực châu thổ này sẽ hướng đến giảm thiểu những hoạt động san lấp. Đồng thời, khu vực sẽ được tối ưu hóa những phong cách kiến trúc gợi nhớ hình thức xây dựng truyền thống, hạn chế công trình bê tông hóa tiếp xúc mặt đất.

Đối với bờ sông Sài Gòn, thiết kế phải đảm bảo chống sạt lở và chủ yếu là bờ mềm tự nhiên. Địa hình ở đây chủ yếu sẽ được chống xói mòn bằng cách sử dụng kè, trồng cây đước, bần bên ngoài để tiêu lực của các đợt sóng.

Riêng về hình thức kiến trúc, đường giao thông sẽ được thi công dạng đường mòn sinh thái vớ kết cấu đá và đất phù hợp cảnh quan thiên nhiên. Các đường đi bộ cũng là được thi công thân thiện môi trường với thiết kế lát ván trên cao. Trong khu vực công viên sẽ không sử dụng giao thông bằng các loại xe cơ giới có phát ra khí thải.

Ngoài ra, việc kết nối hạ tầng, giao thông ở vùng châu thổ phía Nam cũng cần lưu ý:

Mạng lưới giao thông đường thủy gồm: Tuyến Taxi thủy kết nối ba lô đất phát triển, bố trí ba trạm dừng dọc theo bờ sông Sài Gòn. Tuyến phà có một trạm dừng bố trí dọc theo bờ sông Sài Gòn.

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm:

  • Tuyến đường trục Bắc – Nam (đường giao thông cấp 1, lộ giới 44,7m).
  • Tuyến đường trên cao R4 (đường giao thông cấp 2, lộ giới 11,6m).
  • Đường giao thông cấp 3: Tuyến đường kết nối từ đường Bắc Nam và R4 vào vị trí Khu nghỉ dưỡng sinh thái ở phía Đông thay cho tuyến đường kết nối Khu nhà ở thấp tầng với đường châu thổ trên cao.

Khu bảo tồn sinh thái vùng châu thổ phía Nam

Vùng châu thổ phía Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh thái
Vùng châu thổ phía Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh thái

Vùng châu thổ phía Nam sở hữu hệ sinh thái ngập nước đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ. Việc điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu vùng châu thổ ở phía nam tỷ lệ 1/2000 đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh cho phép. Quyết định này nhằm phục vụ mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh thái của bán đảo với khu vực tự nhiên có diện tích lớn.

Theo đó, chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực này sẽ được tập trung điều chỉnh. Đồng t thời, khu vực cũng điều chỉnh quy hoạch và kiến trúc của khu nghỉ dưỡng, hoán đổi vị trí các khu nghỉ ngơi giải trí, khu cây xanh,… cho phù hợp. Các công trình tại vùng châu thổ này cũng phải đảm bảo mật độ xây dựng thấp, quy mô, kiến trúc hài hòa tránh phá vỡ đi cảnh quan chung.

Cận cảnh con đường châu thổ trên cao (R4)

Hình ảnh tuyến đường châu thổ trên cao
Hình ảnh tuyến đường châu thổ trên cao

Tuyến đường Vùng Châu thổ nằm ở vùng ngập nước phía Tây – Nam của bán đảo Thủ Thiêm, nối tiếp từ Đại lộ Vòng cung. Còn đường Châu thổ nằm ở những vùng đất ngập nước tại phía Đông – Nam Thủ Thiêm và nối tiếp từ đường Vùng Châu thổ.

Trong khi đó, nút giao C5 là nút giao giữa đường Bắc Nam và đường Châu thổ trên cao. Tuyến này đã được trải nhựa mặt đường đẹp mắt, bằng phẳng. Riêng phần hành lang của cầu cạn Số 1, cầu cạn Số 2 đã được lắp đặt gần như hoàn thiện.

Đoạn cầu cạn Số 1 đã hoàn thành từ nút C5 về khu chức năng 2C. Riêng đoạn cầu cạn Số 2 nối khu dân cư phía Nam đường Mai Chí Thọ từ nút C5 cũng cơ bản hoàn tất.

Nhìn chung, vùng châu thổ phía Nam đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng đối với khu vực bán đảo Thủ Thiêm nói riêng, với TPHCM nói chung. Khu vực này cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên, nâng cao hình ảnh thành phố xanh, đề cao vấn đề môi trường trên trường quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *