Xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính như thế nào?

TPHCM có nhiều nền tảng và thuận lợi để trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Ý tưởng xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính đã có cách đây 20 năm trước, nhưng đến nay vẫn còn đang trong giai đoạn chỉnh sửa và xem xét. Nhiều chuyên gia cho rằng xây dựng TPHCM thành trung tâm tài chính cần phải có tư duy đột phá thì mới khả thi và triển khai được trong thời gian tới.

TPHCM có tiềm năng theo mô hình Thượng Hải, Tokyo, Mumbai và các thành phố khác thành các trung tâm nổi trội về tài chính. TP.HCM là thành phố duy nhất của Việt Nam được đánh giá xếp hạng so với các trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng để phát triển thành một trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế phải cần có đánh giá tác động cụ thể.

Tu van can ho Empire City

TP.HCM sẽ thành trung tâm tài chính với tầm nhìn toàn cầu

Để đạt được mục tiêu TPHCM cần có những đột phá về hướng phát triển vững chắc
Để đạt được mục tiêu TPHCM cần có những đột phá về hướng phát triển vững chắc

Trung tâm tài chính TP.HCM được xây dựng theo ba cấu phần:

  • Đầu tiên là thị trường tiền tệ và các ngân hàng nhằm mục tiêu thu hút, phát triển ngân hàng hình thành các tập đoàn chính. Ngoài ra, nó sẽ thúc đẩy dịch vụ hay thị trường tiền tệ gắn với đổi mới công nghệ, tập trung phát triển doanh nghiệp về công nghệ tài chính và ngân hàng số.
  • Tiếp theo là thị trường vốn bao gồm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Tại đây sẽ tập trung các dịch vụ quản lý quỹ đầu tư và quản lý tài sản nhằm để phục vụ các nhà đầu tư nội địa, quốc tế.
  • Cuối cùng là thị trường hàng hóa phái sinh bao gồm việc hình thành và phát triển sở dịch vụ hàng hóa TP.HCM. Mục đích nhằm để kết nối các cơ sở giao dịch hàng hóa và các nhà đầu tư toàn cầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, riêng TP.HCM đã góp 95% trong thị trường vốn của cả nước, thực tế đây là trung tâm tài chính của quốc gia. Vì vậy phải nhấn mạnh là xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế chứ không phải riêng khu vực.

Quá trình phát triển phải đi theo hướng vững chắc, các trụ cột cột đều quang trọng để tập trung phát triển thị trường vốn dài hạn, thu hút được các tập đoàn vốn, quỹ đầu tư tầm cỡ. Tất cả những điều này nhằm đưa vốn vào lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ số, đồng tiền số, ngân hàng số,…

Đề án xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính (TTTC) quốc gia, bước đầu cần xây dựng thành một TTTC của khu vực gắn với xu thế thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và phải phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố và Việt Nam trong giai đoạn 2021 đến 2025. Bắt đầu từ năm 2026 trở đi, TTTC TP.HCM sẽ được tự do hóa tài chính mạnh hơn để thực sự trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Các ngân hàng nước ngoài khi vào Việt Nam chỉ mới được cấp phép dịch vụ truyền thống. Vì vậy cần chuẩn bị đề án với một số chính sách đột phá để TTTC TP.HCM vươn lên và có khả năng ngang bằng Thái Lan. Chẳng hạn như ngân hàng nhà nước có thể xây dựng khung pháp lý cho các ngân hàng số và cấp phép hoạt động thí điểm.

TP HCM cần phải làm gì?

TP.HCM cần tăng cường kỹ năng và kinh nghiệm để chuyển đổi thành TTTC quốc tế
TP.HCM cần tăng cường kỹ năng và kinh nghiệm để chuyển đổi thành TTTC quốc tế

Việt Nam có nhu cầu đầu tư khổng lồ, riêng về cơ sở hạng tầng ước tính nhu cầu đầu tư hàng năm cần đến 18 – 20 tỷ USD. Nếu như TP.HCM có thể thu hút vốn hiệu quả từ các nguồn trong nước và nước ngoài, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thực của Việt Nam. Ngoài ra nó còn giúp Việt Nam tăng cường các kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để chuyển đổi, xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.

Trung tâm tài chính toàn cầu đòi hỏi phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư cho đào tạo và giáo dục, những điều kiện thiết yếu vẫn là cải cách chính sách.

Một số đặc điểm chung của các TTTC toàn cầu trên khắp thế giới là khung pháp lý toàn diện. Vì vậy các nhà đầu tư quốc tế cần luật pháp rõ ràng đối với việc thực thi có thể dự đoán được. Theo đó, một số luật quan trọng tại Việt Nam cần được tăng cường hoặc ban hành bao gồm: Luật các tổ chức tín dụng, luật chứng khoán, luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư,… Từ đó thành phố có thể thu hút thêm các nhà đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán hay các cơ sở hạ tầng khác.

Bản thân Việt Nam đã cam kết thực thi theo các khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. Nhờ yếu tố này sẽ giúp các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch an toàn tại thị trường Việt Nam.

Theo dự báo, đến năm 2050 Việt Nam sẽ nằm trong Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vì vậy nếu TP.HCM phối hợp với chính quyền trung ương để thực hiện những cải cách quan trọng sẽ có tiềm năng đi theo mô hình của Thượng Hải, Tokyo, Mumbai và một số nơi khác.

TP.HCM rất thích hợp để thích hợp để trở thành TTTC khu vực vì là cửa ngõ nối Đông Nam Bộ – ĐBSCL với Tây Nguyên. Nếu nhìn ở tầm khu vực, nơi đây có đường bay 1,5-2 tiếng đến tất cả các TTTC và thủ đô các nước ASEAN.

Để xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính, trước hết thành phố cần phải thể hiện rõ vị trí là đầu tàu kinh tế của vùng và cả nước. Nếu như đánh mất vai trò này thì không thể xây dựng TTTC được.

Xây dựng trung tâm tài chính ở TP HCM phải thực sự khác biệt

Để TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế cần có những chính sách đột phá
Để TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế cần có những chính sách đột phá

TP.HCM tiếp tục lấy ý kiến từ các nhà khoa học, chuyên gia để hoàn thiện đề án hình thành TTTC quốc tế. Để thu hút được nguồn vốn phải có đước sự khác biệt về mô hình phát triển của TTTC TP.HCM và cần những chính sách đặc thù, có đột phá.

Các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá, TP.HCM là một TTTC rất có tiềm năng chuyển thành TTTC quốc tế. Nơi đây hội tụ và thu hút các dịch vụ mang tính toàn cầu, sở hữu cộng đồng công nghệ tài chính phát triển rất sôi động. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn điểm yếu như năng lực cạnh tranh, sự bền vững trong các dịch vụ cộng đồng công nghệ tài chính,…

Ngân hàng số là xu hướng phù hợp mà thành phố nên tập trung phát triển. Tuy nhiên ta chưa có không gian pháp lý cho các dịch vụ hoạt động hay cho các tập đoàn tài chính đa ngành. Trong khi đó, khi xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế cần sự xuất hiện của các tập đoàn tài chính đa ngành. Bên cạnh đó một TTTC quốc tế sẽ cần thực hiện tự do hóa tài chính vì thế thành phố cần có lộ trình cụ thể để thực hiện vấn đề này.

Các TTTC quốc tế lâu đời trên thế giới đều có các trung tâm tài chính vệ tinh. Do hình thành sau nên Việt Nam cần tạo nên khác biệt để có thể cạnh tranh với các nước khác. Dựa vào lợi thế cảng biển, hàng hải ta có thể tạo thành TTTC chuyên về Logistics, hàng hải,…

Hiện tại, các nhà đầu tư đều rất chờ đợi sự ra đời của trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM. Vì vậy chính quyền thành phố cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình lập trung tâm. Nếu để chậm trễ hơn sẽ mất rất nhiều cơ hội, theo đó dòng vốn sẽ dịch chuyển đến các TTTC khách trong khu vực.

Để thu hút nguồn vốn, chính quyền cần chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, nắm bắt được nhu cầu của nhà đầu tư quốc tế. Thành phố cần có lộ trình để đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nhưng vẫn có lợi cho nhà nước và cho người dân Việt Nam.

Xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế được xác định là một trong những giải pháp đột phá. Nó góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của thành phố.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *