Thông thường, các chung cư đều sẽ có phí quản lý chung cư riêng tùy theo diện tích, tiện ích,… hay các điều kiện riêng biệt. Tuy nhiên, sẽ có những quy định chung để đảm bảo mức phí này hợp lý, đúng pháp luật.
Bài viết sẽ giải thích rõ phí quản lý chung cư là gì, có những loại phí quản lý nào và cách tính ra sao. Đây là khoản phí mà cư dân ở chung cư cần đóng định kỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê/ mua chung cư. Nắm rõ về các khoản phí quản lý ở chung cư sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn.

1. Phí quản lý chung cư là gì?

Khoản phí này cần được minh bạch, công khai theo quy định của pháp luật. Có như vậy, quyền lợi của cư dân, nhà đầu tư vào chung cư mới được đảm bảo. Đây được xem là một trong những khoản phí Quý Khách cần quan tâm khi lựa chọn thuê căn hộ Empire City để ở hoặc kinh doanh.
Vậy cụ thể loại phí này là gì, cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Theo khoản 1 Điều 31 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD có quy định, kinh phí quản lý vận hành chung cư do người sử dụng, chủ sở hữu nhà chung cư đóng theo định kỳ. Khoản phí này cần đóng trong cả trường hợp đã nhận bàn giao diện tích, căn hộ khác trong căn chung cư nhưng chưa sử dụng. Kinh phí này được đơn vị quản lý vận hành dùng để thực hiện những công việc như sau:
- Cung cấp những dịch vụ vệ sinh môi trường, bảo vệ, chăm sóc cây cảnh, vườn hoa, thu gom rác thải, diệt côn trùng,… bảo đảm chung cư có thể hoạt động bình thường.
- Đơn vị quản lý sẽ điều khiển, bảo dưỡng thường xuyên, duy trì hoạt động bình thường của hệ thống máy bơm nước, thang máy, dụng cụ chữa cháy, máy phát điện, hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động, các thiết bị dự phòng,… thuộc phần sử dụng chung, sở hữu chung của cụm nhà chung cư, tòa nhà chung cư.
- Kinh phí quản lý còn được dùng để thực hiện các công việc khác như chi trả dịch vụ chung: Phí dịch vụ bảo vệ, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường,…
2. Có những loại phí quản lý chung cư nào?
-
Chi phí quản lý hằng tháng:

Thông thường, phí quản lý chung cư mỗi tháng tại Empire City sẽ gồm: Chi phí bảo vệ, vận hành, vệ sinh cảnh quan, Camera,… Tùy theo khu vực, mỗi căn hộ chung cư sẽ có phí quản lý theo khung giá riêng đúng quy định của Nhà nước. Mức phí này (dựa trên diện tích lọt lòng/ thông thủy) hiện dao động từ khoảng 6 đến 10 nghìn đồng mỗi m2. Khoản phí này sẽ tăng lên đối với những chung cư cao cấp hơn.
Chẳng hạn, bạn ở căn hộ chung cư có diện tích lọt lòng 65m2, diện tích 71m2 tim tường. Phí quản lý tại đâu rơi vào mức 7 nghìn đồng trên mỗi m2. Lúc này, bạn sẽ cần đóng mỗi tháng số tiền 455.000 đồng (7000 đồng x 65m2).
-
Chi phí bảo trì:
Cư dân sẽ đóng khoản phí này cho chủ đầu tư (trước khi ban quản lý chung cư được bầu ra). Sau đó, họ sẽ mở tài khoản tạm với tên gọi quỹ bảo trì chung cư. Khoản phí này sẽ được ban quản lý dùng để sửa chữa cho chung cư khi có tình trạng xuống cấp, gặp sự cố.

Mọi cư dân trước khi nhận nhà đều sẽ cần đóng loại phí bảo trì này. Sau đó, cư dân mới có thể để dọn vào căn chung cư để ở. Theo quy định của pháp luật, phí bảo trì sẽ là 2% giá trị của căn hộ (chưa bao gồm VAT) trên Hợp đồng mua bán mà khách hàng đã ký với Chủ đầu tư. Loại phí này cư dân thường chỉ cần đóng một lần, và đến khoảng 10 tới 15 năm sau mới phải đóng thêm.
Giả dụ bạn mua căn hộ chung cư có giá bán trên Hợp đồng mua bán là 1,27 tỷ đồng (chưa có thuế VAT), và giá 1,4 tỷ đồng (gồm thuế VAT). Lúc này, trước khi nhận nhà bạn phải đóng phí bảo trì là phí bảo trì phải đóng là 25,4 triệu đồng (1,27 tỷ x 2% ).
-
Phí giữ xe:

Loại phí quản lý chung cư tiếp theo không thể thiếu chính là chi phí giữ xe. Mỗi căn hộ trong chung cư mặc định đều sẽ được ưu tiên hai chỗ giữ xe máy, một chỗ giữ xe hơi. Tùy loại chung cư, quy định riêng của chung cư mà khoản phí này sẽ khác nhau. Thông thường, chi phí giữ mỗi chiếc xe hơi (4 – 7 chỗ) dao động từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng mỗi tháng. Phí giữ mỗi chiếc xe máy sẽ nằm trong tầm giá 80.000 đồng đến 100.000 đồng mỗi tháng.
-
Phí Internet, điện, nước mỗi tháng:
Khoản phí này cũng vô cùng hợp lý và hiển nhiên để phục vụ các nhu cầu cơ bản của cư dân. Cư dân ở căn hộ chung cư sẽ sử dụng Internet, điện, nước riêng biệt. Mỗi căn chung cư sẽ có đồng hồ riêng, giá điện, nước sẽ được tính như khoản phí ở nhà phố bình thường theo quy định chung.
Chi phí Internet, điện, nước của một hộ gia đình 4 người thường dao động từ 1.200.000 đồng – 1.500.000 đồng mỗi tháng. (Các nội thất trong căn chung cư tạm gọi là đầy đủ trang thiết bị).
3. Cách tính toán phí quản lý chung cư

Bạn nên nắm rõ cách tính phí quản lý căn chung cư để tránh các mâu thuẫn không đáng có trong khi sinh sống, đầu tư vào căn hộ. Bên cạnh đó, ban quản lý cũng phải minh bạch, công khai mọi khoản phí để cư dân yên tâm khi sinh sống, giảm tối đa các chi phí không mong muốn.
Chi phí quản lý căn hộ chung cư được tính theo công thức sau:
Phí quản lý chung cư = Giá dịch vụ quản lý * Diện tích thông thủy căn hộ
Giá của dịch vụ quản lý sẽ được tính trên đơn vị mỗi m2. Còn diện tích thông thủy của căn hộ sẽ được tính bằng tổng diện tích của ban công được thiết kế gắn liền với căn hộ, tường ngăn của các phòng bên trong căn hộ. Lưu ý, cách tính này không tính diện tích tường bao quanh căn hộ tường phân chia căn hộ, diện tích của hộp kỹ thuật nằm ở bên trong căn hộ, và không tính diện tích của sàn có cột trụ.
Ngoài ra, chi phí này còn được xác định theo cách khác. Đó là khung giá dịch vụ được quy định bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có căn hộ chung cư đó.
Trong Hội nghị nhà chung cư với sự tham gia của cư dân, người sử dụng tòa nhà, chủ sở hữu tòa nhà, chi phí này sẽ được thống nhất và thông qua. Ban quản lý tòa nhà phải tính toán hợp lý giữa những dịch vụ cư dân nhận được với những khoản phí họ phải chi trả. Đồng thời, ban quản lý tòa nhà phải ghi chép mọi khoản thu, chi, công khai minh bạch trong suốt quá trình hoạt động của tòa nhà cho cư dân và chủ đầu tư được rõ.
Phí quản lý chung cư là khoản chi phí mà chủ sở hữu, khách hàng, cư dân có nghĩa vụ đóng đầy đủ. Khoản phí này hoàn toàn hợp lý và hiển nhiên nhằm phục vụ những tiện ích, sự tiện nghi, an toàn cho cư dân. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định khi đóng các loại thuế phí khi ở căn hộ chung cư, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của mình.