Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040 như thế nào?

Toàn bộ thành phố Thủ Đức sẽ được quy hoạch trên phạm vi 21.156 ha

Đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức sẽ được phát triển theo một mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao, trở thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật phía Đông của TPHCM.

Thành phố Thủ Đức sẽ được định hướng phát triển các công trình giao thông công cộng gắn với quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả. Từ đó tạo thêm các dư địa phát triển từ giá trị đất và đảm bảo được khả năng bảo vệ môi trường và dự trữ cho tương lai.

Tu van can ho Empire City

Đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức với 36 tỷ đồng đến năm 2040

Mục tiêu của đồ án là đưa TP Thủ Đức thành trung tâm kinh tế mới mở rộng của TPHCM
Mục tiêu của đồ án là đưa TP Thủ Đức thành trung tâm kinh tế mới mở rộng của TPHCM

TPHCM đã đưa ra yêu cầu trọng tâm đối với công tác nghiên cứu quy hoạch TP Thủ Đức gồm: Các quy hoạch chuyên ngành đã được triển khai thực hiện trên địa bàn Thủ Đức, rà soát quy hoạch chung TPHCM.

Theo đó UBND yêu cầu các cơ quan chức năng đánh giá, phân tích việc triển khai quy hoạch chung TPHCM. Trong đó cần tập trung vào việc thực hiện những định hướng phát triển khu đô thị phía Đông. Khu đô thị này có vai trò là trung tâm mới của thành phố và là một khu đô thị hạt nhân, khoa học công nghệ.

Vào ngày 16/9, phó thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040. Mục tiêu của đồ án là biến TP Thủ Đức thành một trung tâm kinh tế tri thức, tài chính, khoa học công nghệ của TPHCM và quốc gia.

Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu sẽ gồm toàn bộ địa giới của TP Thủ Đức với tổng diện tích là 211,56 km2. Phạm vi nghiên cứu sẽ tiếp giáp với các quận huyện TPHCM và 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Quy hoạch này nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của thành phố. Từ đó tạo điều kiện để đồng bộ các giải pháp nhằm để giải quyết các vấn đề như nhà ở, dân số, môi trường, giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu,…

Theo dự kiến, đến năm 2030 dân số của TP Thủ Đức sẽ đạt khoảng 1.500.000 người, năm 2040 đạt 2.200.000 người và đang hướng đến 3.000.000 người sau năm 2040. Từ mục tiêu này mà yêu cầu trọng tâm đối với công tác lập quy hoạch TP Thủ Đức là rà soát quy hoạch chung của TPHCM và những quy hoạch chuyên ngành được triển khai trên địa bàn Thủ Đức.

Đồng thời, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của TPHCM và các tỉnh lân cận gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu đảm bảo phù hợp với thực hiện phát triển. Từ đó bám sát vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển không gian của TPHCM, đô thị thông minh, chủ trương phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao và đô thị phát triển bền vững.

TP HCM điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung

TPHCM sẽ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung của thành phố Thủ Đức
TPHCM sẽ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung của thành phố Thủ Đức

TP Thủ Đức hướng đến phát triển thành đô thị có môi trường làm việc hấp dẫn, chất lượng sống tốt, phát triển hạ tầng đô thị thông minh, bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước, bền vững, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, bản quy hoạch còn tạo cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư, phát triển xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tất cả nhằm đảm bảo TP Thủ Đức được quy hoạch đảm bảo với chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn của đô thị loại I trực thuộc TPHCM.TPHCM vừa có văn bản được gửi đến UBND thành phố báo cáo các nội dung cần kiến nghị Thủ tướng liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Sở.

Trong đó, vấn đề thứ nhất đề xuất với Thủ tướng kiến nghị Quốc hội xem xét và điều chỉnh Luật quy hoạch đô thị. Điều này nhằm rút ngắn và đơn giản hóa các thủ tục có liên quan đến quy hoạch đô thị.

Thứ hai, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch chung thành phố Thủ Đức được thực hiện qua nhiều bước. Do đó mà việc thực hiện theo quy trình được Thủ tướng phê duyệt hiện nay mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thành phố.

Thứ ba, Sở QH-KT thành phố cho biết đã có ý kiến góp ý được gửi đến Bộ xây dựng đề nghị cho ý kiến về nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi và bổ sung thêm một số điều của Nghị định 101/2015 của Chính phủ. Lý do điều chỉnh được Sở đưa ra là quy định pháp luật hiện hành về quy hoạch không có nội dung quy định và những thủ tục về bản vẽ tổng mặt bằng.

Ý tưởng quy hoạch chung TP Thủ Đức

Các doanh nghiệp và chuyên gia đưa ra đề xuất quy hoạch TP Thủ Đức nên chú trọng hơn vào không gian ngầm, không gian bờ sông và kinh tế về đêm.

Chú trọng không gian đầu tư

Thành phố Thủ Đức sẽ được quy hoạch gắn với thực tiễn và đời thường
Thành phố Thủ Đức sẽ được quy hoạch gắn với thực tiễn và đời thường

Sau khi trình bày quy hoạch chung thành phố Thủ Đức, Sở quy hoạch đã khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong việc đóng góp ý tưởng và thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch TP Thủ Đức phải gắn với thực tiễn, đời thường hơn để doanh nghiệp và người dân có thể đóng góp ý kiến. Ngoài ra, đồ án quy hoạch này sẽ giải quyết được bài toán quy hoạch treo, dự án treo nhằm để giải phóng quỹ đất.

TP Thủ Đức cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn về không gian đầu tư và không gian kinh tế để thu hút được doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đồ án quy hoạch này phải trả lời được câu hỏi vì sao mà doanh nghiệp phải đầu tư vào TP Thủ Đức. Lãnh đạo phải giải được bài toán về quỹ đất để tránh tình trạng quy hoạch xong nhà đầu tư không tiếp cận được vì giá trị đầu tư lớn bởi giá đất tăng.

Khai thác không gian ngầm và bờ sông

Thủ Đức có lợi thế về sông nước nên cần đẩy mạnh khai thác du lịch, dịch vụ ven sông
Thủ Đức có lợi thế về sông nước nên cần đẩy mạnh khai thác du lịch, dịch vụ ven sông

TP Thủ Đức có lợi thế rất lớn từ sông nước vì đoạn sông đẹp nhất Sài Gòn gần như đi qua địa bàn của Thủ Đức. Vì vậy quy hoạch chung thành phố Thủ Đức cần chú trọng khai thác loại hình thể thao gắn với sông nước, bến đậu ca nô, du thuyền trên sông Sài Gòn. Ngoài ra, thành phố cần khai thác du lịch sông, dịch vụ ven sông nhất là vào ban đêm.

Dẫn chứng tại đoạn sông đối diện quận 1 hiện nay hầu như vào buổi tối không có dịch vụ gì trong khi nhu cầu giải trí của giới trẻ rất lớn. Vì lý do này mà TP Thủ Đức cần triển khai đường ven sông, đường bờ sông, trang bị ánh sáng để phục vụ du khách và người dân.

Ngoài ra, TP Thủ Đức cần hình thành hệ thống dịch vụ vào ban đêm để khai thác kinh tế đêm. Nếu như không có dịch vụ nào thì khách du lịch sẽ không ghé thăm vào ban đêm, tức là Thủ Đức đã bỏ đi nguồn lực kinh tế rất lớn.

Không chỉ vậy, Thủ Đức cần chú trọng hơn về quy hoạch không gian ngầm. Hiện nay quỹ đất và không gian phát triển có giới hạn nên việc quy hoạch không gian ngầm là cách mở rộng không gian cho đô thị. Tránh tình trạng như trung tâm TPHCM dù muốn đầu tư không gian ngầm cũng không có quy hoạch.

Qua đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức được đưa ra, thành phố sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến. Sau đó là tổ chức thêm các buổi hội thảo chuyên đề để lắng nghe đóng góp từ doanh nghiệp và người dân.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *