Đầu tư sinh lời nhờ siêu hạ tầng kết nối Empire City với TP.HCM

Các hạ tầng kết nối với Empire City

Siêu hạ tầng kết nối Empire sở hữu nền tảng giải thông đa tầng, có kết nối đa dạng và đồng bộ bậc nhất, giúp mở ra triển vọng kinh tế mới trên địa bàn TPHCM.

Nằm tại ven sông của khu đô thị Thủ Thiêm nên cư dân Empire City sẽ được tận hưởng cuộc sống đô thị hiện đại. Theo thông tin từ chủ đầu tư, khu Empire City sẽ gồm khu trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, khu văn phòng cho thuê,… và một tòa thấp đa năng cao 86 tầng, tương lai đây sẽ là tòa tháp cao nhất Việt Nam.

Tu van can ho Empire City

Siêu hạ tầng kết nối Empire đa tầng, đa điểm

Các khu vực khác sẽ kết nối với Empire thông qua đường bộ, sắt, thủy và hàng không
Các khu vực khác sẽ kết nối với Empire thông qua đường bộ, sắt, thủy và hàng không

Empire City nằm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm nên nó sẽ nhận được hết tất cả các lợi ích mà các hạ tầng lân cận khu đô thị này mang lại.

Dự án 5 cây cầu giúp kết nối Thủ Thiêm với trung tâm TPHCM

Dự án 5 cây cầu Thủ Thiêm sẽ giúp cư dân tại Empire hưởng được nhiều lợi ích
Dự án 5 cây cầu Thủ Thiêm sẽ giúp cư dân tại Empire hưởng được nhiều lợi ích

Khi nhắc đến siêu hạ tầng kết nối Empire thì không thể bỏ qua hệ thống 5 cây cầu Thủ Thiêm đang dần được hoàn thiện.

Cầu Thủ Thiêm 1: Đây là cây cầu duy nhất đã được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2007. Nó nối 2 bờ sông Sài Gòn giữa quận 2 và quận Bình Thạnh, kết nối Thủ Thiêm với trung tâm TPHCM. Cầu này có tổng cộng 6 làn xe, có tổng kinh phí xây dựng cầu lên đến 1.099,6 tỷ đồng.

Cầu Thủ Thiêm 2: Dự án này nhằm kết nối giữa quận 1 với khu đô thị Thủ Thiêm, hiện nó đã được thông xe vào ngày 30/4 vừa rồi. Theo đó, đầu cầu của cầu Thủ Thiêm 2 sẽ nằm tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn bắt qua sông Sài Gòn và kết nối với tuyến R1 đại lộ Vòng Cung. Cây cầu này sẽ được quy hoạch với 3 nhánh, có tổng mức đầu tư lên tới 4.260 tỷ đồng. Sau khi cầu được thông xe sẽ giảm tải tình trạng kẹt xe tại giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh và Tôn Đức Thắng. Cầu có tổng chiều dài 1,4km gồm 4 làn ô tô và 2 làn xe máy.

Cầu Thủ Thiêm 3: Cây cầu này được đặt tại vị trí đẹp, nằm gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Trong tương lai cầu Thủ Thiêm 3 chính là một biểu tượng mới về kiến trúc của TPHCM. Cầu bắt đầu tại đường Tôn Đản quận 4, sau đó băng qua đường Nguyễn Tất Thành và khu đất bến cảng Nhà Rồng, tiếp tục vượt qua sông Sài Gòn để kết nối với đô thị Thủ Thiêm quận 2.

Cầu Thủ Thiêm 4: Có vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng, dự án đang được đốc thúc khởi công sớm để giải quyết tình trạng kẹt xe từ phía Nam về khu trung tâm. Cầu có chiều dài 2.1km, kết nối giữa quận 7 với quận 2, có tổng cộng 6 làn xe và nó có thể chịu được động đất cấp độ 7.

Cầu đi bộ Thủ Thiêm: Đây là một phần trong quy hoạch khu đô thị mới, nó mang điểm nhấn là công viên bờ sông Thủ Thiêm. Theo dự kiến cầu sẽ nối liền với phố đi bộ Nguyễn Huệ, chân cầu tại quận 1 sẽ nằm trong công viên Bạch Đằng còn chân cầu tại Thủ Thiêm sẽ đặt tại công viên bờ sông khu A.

TPHCM là thành phố đầu tiên tại Việt Nam được đánh giá là đủ các tiềm năng để hình thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhờ những siêu hạ tầng và dự án 5 cây cầu Thủ Thiêm, trong tương lai thành phố sẽ trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế không ngừng phát triển.

Các siêu hạ tầng khác giúp kết nối Empire với các vùng lân cận

Tàu Metro số 1 là một trong những hạ tầng giúp kết nối Thủ Thiêm với TPHCM
Tàu Metro số 1 là một trong những hạ tầng giúp kết nối Thủ Thiêm với TPHCM

Tuyến Metro số 1 đóng vai trò như một biểu tượng của hệ thống giao thông hiện đại. Nó sở hữu 10/14 ga chạy xuyên suốt thành phố Thủ Đức bắt đầu từ cầu Sài Gòn và kết thúc tại Depot Long Bình.

Trong tương lai tuyến tàu này không chỉ dừng lại ở Long Bình mà nó còn kéo dài đến các đô thị liền kề như Dĩ An hay Biên Hòa. Tàu Metro số 1 sẽ hoàn thành và chính thức được đưa vào sử dụng vào năm 2022. Đây chính là tiền đề giúp mở ra một kỷ nguyên giao thông hiện đại, là siêu hạ tầng kết nối Empire của Thủ Thiêm Thủ Đức và cả TPHCM.

Ngoài ra ngay cạnh Depot Long Bình sở hữu một bến xe Miền Đông đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Tại đây sẵn sàng chào đón hơn 7 triệu lượt hành khách di chuyển mỗi năm. Nhờ vậy tạo nên một đầu mối luân chuyển khách năng động và nhộn nhịp đi đến các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Đông.

Điểm nhấn tại cửa ngõ phía Đông của thành phố Thủ Đức chính là tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Dây. Theo dự kiến, tuyến cao tốc này sẽ mở 10 – 12 làn xe và đang nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để mở rộng trước năm 2025. Trong tương lai dự án đường sắt từ Thủ Thiêm đến Long Thành sẽ được nghiên cứu để tối đa hóa khả năng kết nối.

Trong khi đó, tuyến Vành đai 2 giữ vai trò điều phối giao thông nội đô và tuyến Vành đai 3 sẽ được quy hoạch 6 – 8 làn xe. Tuyến này có chiều dài 89,3km đi qua các tỉnh Long An, TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương.
Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cấp hàng loạt các hệ thống giao thông tại Thủ Đức từ nay cho đến năm 2025. Trong đó có mở rộng đường Nguyễn Duy Linh, xây dựng đoạn kết nối cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, xây dựng đường kết nối cảng Cát Lái, mở rộng đường Nguyễn Thị Định.

Thành phố đã thông qua đề án thu phí hạ tầng cảng biển, mỗi năm thu về khoảng 3.000 tỷ đồng và chỉ tập trung đầu tư vào những tuyến đường ra vào cảng. Trong đó thành phố Thủ Đức sở hữu nhiều tuyến đường quan trọng như Võ Chí Công, Vành đai 2, Mai Chí Thọ, đường dẫn lên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Tất cả những siêu hạ tầng kết nối Empire trên sẽ là nút giao hội tụ để dự án này và thành phố Thủ Đức có tất cả các loại hình giao thông hiện đại. Nhờ vậy, cư dân có thể di chuyển tiện lợi từ đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không.

Đòn bẩy phát triển Empire City thành một đô thị thông minh

Sự đột phá về hạ tầng giao thông đã giúp Empire City trở thành một đô thị bậc nhất
Sự đột phá về hạ tầng giao thông đã giúp Empire City trở thành một đô thị bậc nhất

Sự đột phá của hạ tầng sẽ tạo nên nền tảng để thành phố phát triển mọi mặt về xã hội và kinh tế. Nhờ vậy mà sức hấp dẫn của thành phố Thủ Đức đến từ tốc độ phát triển của hạ tầng và quy hoạch tương lai.
Hiện tại, Thủ Đức đang được đầu tư rất mạnh, nó kết nối nhanh chóng đến trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Không những vậy môi trường sống tại đây khá trong lành nên thu hút được nhiều tập công nghệ lớn rót vốn đầu tư. Nhờ vậy kéo theo lượng chuyên gia, người nhập cư và công nhân gia tăng liên tục trong nhiều năm qua.

Nhờ siêu hạ tầng kết nối Empire nên khu vực Thủ Thiêm sẽ hình thành nên các trung tâm hành chính, tài chính, sinh thái, công nghệ cao,… Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành một điểm sáng mới mẻ trong thị trường bất động sản TPHCM.

Các chuyên gia cho rằng thành phố Thủ Đức cần những quy hoạch phát triển thị trường địa ốc để tương xứng với tiềm lực siêu hạ tầng kết nối. Từ đó tạo nên một đô thị mang tính cân đối, có chiều sâu bền vững và giúp người dân được hưởng lợi lâu dài.

Thành phố Thủ Đức hứa hẹn sẽ là miền đất hứa cho giới tri thức, giới trẻ gắn liền với hướng phát triển số hóa trong tương lai. Những phân khúc nhà ở thông minh dần là hướng ưu tiên của các nhà đầu tư BĐS tại khu vực này.

Với những siêu hạ tầng kết nối Empire trên, cư dân sẽ tận hưởng cuộc sống đô thị hiện đại lại vừa kết nối thuận tiện với các khu vực trung tâm dễ dàng. Dự án Empire City đang được rất nhiều khách hàng mong đợi, khu vực này cũng góp phần thay đổi diện mạo mới cho khu vực ven sông đô thị Thủ Thiêm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *